Chi tiêu quốc phòng của EU tăng nhẹ sau 6 năm giảm liên tiếp
Thống kê của EDA về mức chi tiêu quốc phòng của các quốc gia EU kể từ năm 2005 cho biết chi tiêu quốc phòng của khối đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tổng chi 204 tỷ euro và thấp nhất vào năm 2013 với 190 tỷ euro.
Năm 2014 đánh dấu bước ngoặt trong chi tiêu quốc phòng của châu Âu. Sau sự sụt giảm liên tiếp trong 6 năm, khởi đầu từ năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trên thế giới, tổng chi tiêu quốc phòng của 27 thành viên EDF (trừ Đan Mạch) trong năm 2014 đã tăng 2,3%, từ 190 tỷ euro lên 195 tỷ euro so với năm trước.
Sáu quốc gia: Áo, Bỉ, Bulgaria, Italy, Phần Lan, Ireland tiếp tục giảm chi tiêu quốc phòng trong khoảng thời gian 2013 - 2014.
EDA ước tính năm 2015 có sự gia tăng 2,6%, tương đương 200 tỷ euro cho chi tiêu quốc phòng, mức tương đương với trước thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kêu gọi các quốc gia thành viên chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Hiện chỉ có 5 quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng cao là Mỹ (3,6%), Hy Lạp (2,46%), Ba Lan (2,18%), Anh (2,07%), Estonia (2,04%).
Ngoài ra, EDA cũng nhận thấy sự sụt giảm chi tiêu mua sắm thiết bị quốc phòng và cho nghiên cứu - phát triển. Trong năm 2013 - 2014, mua sắm thiết bị quốc phòng giảm 15%, tức 4,3 tỷ euro, mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2006. Mức chi cho nghiên cứu - phát triển giảm gần 2 tỷ euro (18,5%) trong thời gian 2006 - 2014.
Ngược lại, mức chi cho hoạt động quân sự và bảo dưỡng trang thiết bị lại tăng kể từ năm 2011 với 23% tổng ngân sách, tương đương 52,2 tỷ euro, tức tăng bình quân hàng năm 2,3% từ năm 2011 - 2013 và đạt mức 11,7% vào năm 2014.
EDA cho biết trong thời gian này, quân đội các nước có sự giảm đáng kể số lượng binh sĩ và nhân viên dân sự. Trong thời gian từ năm 2008 - 2011, mức giảm tổng thể trung bình là 4,9%/năm. Từ năm 2006 - 2014, tổng mức giảm là 21,4%, tương đương 2,318 triệu người, xuống còn 1,823 triệu người.
Hơn 410.000 việc làm trong quân đội bị cắt giảm trên toàn EU (tương đương mức giảm 22,4%) và 85.000 việc làm dân sự ( giảm 17,5%).
Số lượng binh sĩ châu Âu triển khai cho các chiến dịch quân sự ở nước ngoài cũng giảm mạnh, từ 58.000 người năm 2013 (4%) xuống 32.000 người năm 2014 (2,2%), do việc giảm lực lượng binh sĩ châu Âu tham gia hoạt động tại Afghanistan sau khi NATO kết thúc sứ mệnh chiến đấu của lực lượng quốc tế hỗ trợ an ninh ở quốc gia này (ISAF)./.
Thụy Sĩ lần đầu bắt giữ một thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan  (22/06/2016)
Đề nghị Campuchia sớm hoàn tất ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần  (22/06/2016)
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Kạn cần chú trọng phát triển du lịch  (22/06/2016)
Ban Dân vận gặp mặt các đại sứ, tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm  (22/06/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay