Thừa Thiên - Huế bầu bổ sung Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
21:21, ngày 08-04-2016
Trong hai ngày 7 và 8-4, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức kỳ họp thứ 12 tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2011-2016; thông qua đề án thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; xây dựng một số chính sách khuyến khích tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và phê duyệt kế hoạch biên chế sự nghiệp năm 2016 của tỉnh.
Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: nét nổi bật trong nhiệm kỳ qua là Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 36 cuộc giám sát chuyên đề và hàng chục cuộc khảo sát thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.
Với những quyết sách phù hợp của Hội đồng nhân dân tỉnh đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong tỉnh hàng năm đạt 9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. GDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD, thu ngân sách nhà nước tăng 1,6 lần, đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 70.000 tỷ đồng...
Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của địa phương.
Ở giai đoạn này, tỉnh đầu tư 125,58 tỷ đồng (25,11 tỷ đồng/ năm) để duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội tại và đẩy mạnh xuất khẩu. Tỉnh nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài, góp phần xóa đói, giảm nghèo; giảm thiểu các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Về đề án thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội đồng nhân dân tỉnh xác định Huế là vùng đất giàu di sản với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc tôn giáo..., đặc biệt có Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới; đồng thời biểu quyết thông qua nhằm khai thác thế mạnh để xây dựng Huế thành một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam./.
Đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: nét nổi bật trong nhiệm kỳ qua là Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 36 cuộc giám sát chuyên đề và hàng chục cuộc khảo sát thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.
Với những quyết sách phù hợp của Hội đồng nhân dân tỉnh đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong tỉnh hàng năm đạt 9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. GDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD, thu ngân sách nhà nước tăng 1,6 lần, đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 70.000 tỷ đồng...
Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của địa phương.
Ở giai đoạn này, tỉnh đầu tư 125,58 tỷ đồng (25,11 tỷ đồng/ năm) để duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội tại và đẩy mạnh xuất khẩu. Tỉnh nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài, góp phần xóa đói, giảm nghèo; giảm thiểu các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh...
Về đề án thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội đồng nhân dân tỉnh xác định Huế là vùng đất giàu di sản với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc tôn giáo..., đặc biệt có Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới; đồng thời biểu quyết thông qua nhằm khai thác thế mạnh để xây dựng Huế thành một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam./.
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Timor Leste trên lĩnh vực có thế mạnh  (08/04/2016)
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2016  (08/04/2016)
Bài phát biểu đầu tiên của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  (08/04/2016)
Dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường tại cộng đồng  (08/04/2016)
Tân Thủ tướng trả lời phỏng vấn về hoạt động của Chính phủ  (08/04/2016)
Thủ tướng Lào, Trung Quốc chúc mừng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  (07/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên