Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Thảo luận về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Tiếp tục chương trình làm việc sáng 04-4-2016, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng trình bày báo cáo thẩm tra việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thảo luận ở hội trường về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) tán thành với Tờ trình trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và báo cáo thẩm tra việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đại biểu nêu rõ, việc phê chuẩn công hàm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh Hoa Kỳ, giảm chi phí và thời gian cho người dân. Việc phê chuẩn cũng phù hợp với mức độ, quan hệ ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn để phù hợp với Khoản 3, Điều 32 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung điều khoản xác định rõ công hàm thỏa thuận này được áp dụng trực tiếp toàn bộ hay một phần hay cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện. Nếu có thì cơ quan nào có trách nhiệm ban hành. Đại biểu nhấn mạnh, việc bổ sung nội dung này phù hợp với báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày, theo đó, về cơ bản, thỏa thuận có thể được áp dụng trực tiếp, trong trường hợp cần thiết Bộ Công an, Bộ Ngoại giao có thể xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa thuận này. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban đối ngoại cũng thống nhất cho áp dụng trực tiếp thỏa thuận này. Tuy nhiên, theo Luật điều ước quốc tế thì nội dung áp dụng trực tiếp phải được nêu rõ trong Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, qua báo cáo thẩm tra của Ủy ban đối ngoại và các ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội khẳng định hồ sơ trình Quốc hội về phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đúng Hiến pháp; thủ tục phù hợp với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; nội dung không trái Hiến pháp, các nội dung mà Quốc hội sẽ phê chuẩn có thể áp dụng trực tiếp mà không phải sửa luật. Quốc hội nhất trí cho phép cấp thị thực có thời hạn 1 năm cho công dân Hoa Kỳ vào Việt Nam. Qua báo cáo trình Quốc hội và các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu và chỉ đạo chuẩn bị Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn công hàm với nội dung đã được góp ý để đảm bảo đúng Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam./.
Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân lần thứ 4: Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trả lời phỏng vấn về kết quả hội nghị  (04/04/2016)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 20  (04/04/2016)
Tăng hợp tác thanh tra Việt Nam và Bộ Nội vụ - Truyền thông Nhật Bản  (04/04/2016)
Trung - Nhật - Hàn lên kế hoạch đàm phán ba bên về FTA  (04/04/2016)
Công bố Quyết định thành lập Tòa Gia đình và Người chưa thành niên  (04/04/2016)
Công bố Quyết định thành lập Tòa Gia đình và Người chưa thành niên  (04/04/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên