Sớm kiện toàn bộ máy Nhà nước để hoạt động có hiệu quả
TCCSĐT – Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 11, chiều 30-3, với đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã đồng ý miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng.
Trong phiên họp sáng 30-3, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng. Ngay sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Chiều cùng ngày, theo quy trình Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm đồng chí Nguyễn Sinh Hùng thôi giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với hình thức bỏ phiếu kín.
Theo kết quả được công bố, có 477/494 đại biểu tham gia bỏ phiếu, trong đó 473 phiếu hợp lệ, 4 phiếu không hợp lệ. Trong số các phiếu hợp lệ, có 431 phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội (chiếm hơn 90%).
Với chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, có 430 phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh này đối với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng.
Ngay sau đó, Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm hai chức danh trên và tiến hành bỏ phiếu.
Với tỷ lệ 454 đại biểu bỏ phiếu tán thành (92,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội khóa XIII và chức vụ Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với đồng chí Nguyễn Sinh Hùng. Nghị quyết có hiệu lực đến khi Quốc hội bầu được Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia mới.
Tiếp đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Người được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu ứng cử chức danh Chủ tịch Quốc hội mới thay thế Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.
Quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội sẽ diễn ra vào sáng 31-3. Nếu trúng cử, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.
Trên cương vị người đứng đầu Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, trong suốt nhiệm kỳ 5 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng cử tri và đồng bào, chiến sỹ cả nước.
Với vai trò người điều hành cao nhất của Quốc hội, trên cơ sở những kinh nghiệm nền tảng của người lãnh đạo nhiều năm trong khối cơ quan hành pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã mang đến cho Quốc hội một làn sóng đổi mới mạnh mẽ về cả ba mặt công tác của Quốc hội: lập hiến, lập pháp; giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo hướng ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Dấu ấn lớn nhất của cử tri về Quốc hội khóa XIII và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là việc xây dựng và ban hành Hiến pháp 2013 mà chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng sinh năm 1946, quê quán Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, là Uỷ viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII
Trước khi đảm nhiệm vị trí Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Chia sẻ với báo chí bên lề Kỳ họp 11, Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, làm người lãnh đạo có hai việc: Một là đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao thì hãy cố gắng làm cho tốt việc đó, làm hết sức mình; tận tâm, tận lực, rèn luyện mình để vượt qua chính mình, cố gắng cùng với tập thể và nhân dân làm cho tốt việc được giao. Thứ hai là chuẩn bị người thay thế mình cho tốt. “Chỉ có hai việc ấy thôi. Tôi thấy cả hai việc ấy tôi đều hoàn thành nhiệm vụ”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, sau Đại hội XII của Đảng, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương. Vì vậy, việc sớm kiện toàn chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan trong bộ máy Nhà nước có điều kiện bắt tay ngay vào triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII sớm hơn, tập trung hơn.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): việc bầu các chức danh cấp cao lần này như mọi quy trình khác, bảo đảm sự giám sát của Quốc hội trong việc đánh giá các nhân sự tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được Hiến pháp quy định, cũng như những chuẩn mực tiêu chuẩn.
"Nó giống như lấy biểu quyết tín nhiệm các chức danh trong Quốc hội, trong đó có các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước để thể hiện đòi hỏi của người dân thông qua các đại biểu của mình, thể hiện sự tín nhiệm và nó cũng tăng cường trách nhiệm, nhất là lần này nhiều chức danh quan trọng phải tuyên thệ trước Quốc hội.
Tôi cho đây là những điều cần thiết không chỉ là thủ tục, khiến cho người được nhận nhiệm vụ mới, ở những vị trí cao như thế, không những nhận được vinh dự mà còn ý thức được trách nhiệm của mình"- đại biểu chia sẻ.
Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng, thành công Đại hội XII của Đảng và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đất nước, cử tri và người dân mong muốn, những nhân sự đã được chuẩn bị để kế nhiệm, nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ mới để điều hành, lãnh đạo đất nước.
Với tâm thế đó, đại biểu cũng như cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng vào hành động quyết liệt và những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa của những người đứng đầu, những người tới đây sẽ được lựa chọn./.
WB đánh giá cao kết quả của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội  (30/03/2016)
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Zika  (30/03/2016)
Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc tăng phản biện chính sách  (30/03/2016)
Chủ tịch nước mong WB hỗ trợ Việt Nam đối phó xâm nhập mặn  (30/03/2016)
ASEAN trong “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ  (30/03/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên