Ngân hàng Thế giới dự báo bức tranh kinh tế ảm đạm của khu vực Trung Đông - Bắc Phi
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đưa ra dự báo về viễn cảnh kinh tế khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA), theo đó tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong ngắn hạn không dấu hiệu tiến triển tích cực do ảnh hưởng của chiến tranh, hoạt động khủng bố và giá dầu lao dốc.
WB cho biết, thiệt hại kinh tế trong 5 năm nội chiến tại Syria và sự sa lầy của các nước láng giềng trong cuộc xung đột này ước tính lên tới gần 35 tỷ USD, tương đương Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Syria năm 2007.
Ông Shanta Devarajan, nhà kinh tế trưởng của WB tại khu vực MENA cho biết cuộc nội chiến không chỉ gây thiệt hại về người và của mà còn gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất về di cư kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Tỷ lệ thất nghiệp ở những người tị nạn cao, đặc biệt là phụ nữ. Tại Liban, khoảng 92% số người tị nạn Syria không có hợp đồng lao động và hơn 50% được tuyển dụng theo mùa vụ, theo tháng hoặc theo ngày chỉ với đồng lương tối thiểu. Xung đột và bạo lực đã làm giảm những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục tại Libya, Syria, Yemen và Iraq.
Theo WB, tại Syria, cuộc nội chiến đã ngăn cản hơn nửa số trẻ em ở độ tuổi đi học đến trường. Tại Yemen, số người nghèo đã tăng từ 12 triệu người trước chiến tranh lên tới hơn 20 triệu người hiện nay (chiếm 80% dân số). Các nước có đường biên giới giáp với các khu vực xung đột như Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Jordan và Ai Cập đều phải chịu sức ép ngân sách lớn. Việc khoảng 630.000 người tị nạn Syria chạy sang Jordan khiến nước này thiệt hại 2,5 tỷ USD/năm, chiếm 6% GDP và 1/4 nguồn thu của nước này.
Ông Lili Mottaghi, chuyên gia kinh tế của WB cho rằng khôi phục hòa bình tại Syria, Iraq và Yemen sẽ giúp phục hồi hoạt động khai thác dầu khí, giúp các nước này có nguồn thu lớn cho ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về trung hạn. Điều đó cũng tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới các nước láng giềng./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII - Đoàn kết, trí tuệ và đổi mới thực sự  (09/02/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII - Đoàn kết, trí tuệ và đổi mới thực sự  (09/02/2016)
Thư chúc Tết Bính Thân 2016 của Chủ tịch nước  (08/02/2016)
Tết Nguyên đán - Lễ hội cổ truyền lớn, lâu đời nhất cả nước  (07/02/2016)
Tết Nguyên đán - Lễ hội cổ truyền lớn, lâu đời nhất cả nước  (07/02/2016)
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải thăm, chúc Tết một số đơn vị  (07/02/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay