Liên hợp quốc khuyến nghị các nguyên tắc thực hiện SDGs
Phát biểu của người phát ngôn Liên hợp quốc nêu rõ những nguyên tắc cơ bản làm trụ cột cho các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm sự phụ thuộc lẫn nhau, sự phổ quát và đoàn kết. Những nguyên tắc này cần được tuân thủ đồng thời trong tất cả các lĩnh vực xã hội; không để ai bị bỏ lại phía sau; những người gặp nhiều khó khăn nhất cần được giúp đỡ.
Liên hợp quốc nhấn mạnh cần quát triệt những nguyên tắc trên trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Theo đó, thế giới cần sẵn sàng thay đổi phương pháp làm việc, loại bỏ lối suy nghĩ cứng nhắc, tạo ra sức mạnh chung từ các hành động trên mọi lĩnh vực, lắng nghe nguyện vọng của những người gặp khó khăn để giúp đỡ họ, đồng thời quyết tâm theo đuổi những mục tiêu này. Tất cả mọi người cần sẵn sàng trong suy nghĩ và hành động. Mỗi nhân tố, mỗi quốc gia và mỗi tổ chức khu vực, quốc tế đều có trách nhiệm thông qua việc hiện thực hóa các nội dung của Chương trình nghị sự.
Cách suy nghĩ và cách làm mới cũng sẽ được áp dụng để đổi mới, nâng cao năng lực hợp tác quốc tế vì sự phát triển. Điều này cần sự đóng góp từ mọi lĩnh vực của xã hội, cần huy động sự đóng góp của cả cộng đồng quốc tế, bao gồm cả khu vực tư nhân, xã hội dân sự và giới khoa học trên toàn thế giới nhằm đạt được những mục đích và mục tiêu đã được thông qua vào ngày 25-9-2015.
Các quốc gia thành viên cần áp dụng các nguyên tắc và giá trị cơ bản của Chương trình nghị sự 2030 khi đưa những mục tiêu mới vào chiến lược quốc gia của mình.
Trước đó, vào tháng 9-2015, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã thông qua chương trình nghị sự về sự phát triển bền vững. Chương trình hiện đang đi vào cuộc sống, tạo động lực hành động cho mọi người trên hành tinh vì sự thịnh vượng chung trong 15 năm tới.
Chương trình nghị sự 2030 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc và giá trị cơ bản được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, quy định về các quyền chính trị, kinh tế, xã hội và dân sự của mỗi người. Chương trình này cũng là sự kết hợp của 3 vấn đề trụ cột của Liên hợp quốc, đó là hòa bình, an ninh; phát triển và quyền con người.
Những nội dung chính của Chương trình nghị sự bao gồm sự phát triển bền vững; giải quyết nạn đói nghèo và sự bất bình đẳng; thúc đẩy sự thịnh vượng, hòa bình, công bằng trên hành tinh; theo đuổi mục tiêu bình đẳng giới, tôn trọng quyền con người; xây dựng những thể chế mạnh và một xã hội hòa hợp./.
Đảng Cộng sản Nam Phi điện chúc mừng Đại hội Đảng lần thứ XII  (14/01/2016)
Việt Nam lên án vụ tấn công khủng bố tại Indonesia  (14/01/2016)
Báo cáo Phát triển thế giới 2016: Lợi ích công nghệ số  (14/01/2016)
Chung kết toàn quốc, tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc “Tự hào Việt Nam”  (14/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm