Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030
23:39, ngày 08-01-2016
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.
Năm 2030, Việt Nam vươn lên nhóm đầu các nước ASEAN trong lĩnh vực có thế mạnh
Mục tiêu cụ thể mà Chiến lược đề ra là mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu; đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường nội lực, giảm mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước ASEAN-6: về mức độ hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đuổi kịp các nước ASEAN-6; năm 2025 đuổi kịp ASEAN-4 và đến năm 2030 vươn lên nhóm đầu các nước ASEAN trong những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và có chiến lược bắt kịp như cải thiện môi trường kinh doanh... Trước mắt là thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra.
Đồng thời, củng cố và duy trì môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và phát triển của đất nước; đóng góp hiệu quả hơn vào việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để xây dựng lực lượng vũ trang từng bước hiện đại, tăng cường khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những thành viên nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo tại các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực; gia tăng sự gắn kết an ninh và ổn định của nước ta với an ninh và ổn định của khu vực.
Đóng góp tích cực vào việc xây dựng con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại; bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam; nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam, đến năm 2030 hình ảnh quốc gia Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới, văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa quốc tế; tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược về lao động, an sinh và xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ; chú trọng nâng cao nguồn nhân lực và năng lực khoa học - công nghệ; tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyền của người lao động và các nhóm yếu thế; thúc đẩy công bằng xã hội, đảm bảo an sinh - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các nhóm định hướng
Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hội nhập trong các lĩnh vực. Về hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư; gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền; nâng cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng; triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước.
Trong hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước; đưa các khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác; đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương; chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần định hình luật chơi, xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm phạm an ninh, trật tự của đất nước.
Cùng với đó là thực hiện lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển văn hóa, lao động, xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác; đẩy mạnh hợp tác song phương về các lĩnh vực trên; thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc sửa đổi, hoàn thiện và xây dựng mới các chuẩn mực, sáng kiến của các tổ chức quốc tế mà nước ta là thành viên, trước hết là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống./.
Năm 2030, Việt Nam vươn lên nhóm đầu các nước ASEAN trong lĩnh vực có thế mạnh
Mục tiêu cụ thể mà Chiến lược đề ra là mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu; đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường nội lực, giảm mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước ASEAN-6: về mức độ hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đuổi kịp các nước ASEAN-6; năm 2025 đuổi kịp ASEAN-4 và đến năm 2030 vươn lên nhóm đầu các nước ASEAN trong những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và có chiến lược bắt kịp như cải thiện môi trường kinh doanh... Trước mắt là thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra.
Đồng thời, củng cố và duy trì môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và phát triển của đất nước; đóng góp hiệu quả hơn vào việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để xây dựng lực lượng vũ trang từng bước hiện đại, tăng cường khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những thành viên nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo tại các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực; gia tăng sự gắn kết an ninh và ổn định của nước ta với an ninh và ổn định của khu vực.
Đóng góp tích cực vào việc xây dựng con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại; bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam; nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam, đến năm 2030 hình ảnh quốc gia Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới, văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa quốc tế; tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược về lao động, an sinh và xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ; chú trọng nâng cao nguồn nhân lực và năng lực khoa học - công nghệ; tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyền của người lao động và các nhóm yếu thế; thúc đẩy công bằng xã hội, đảm bảo an sinh - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các nhóm định hướng
Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hội nhập trong các lĩnh vực. Về hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư; gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền; nâng cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng; triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước.
Trong hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước; đưa các khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác; đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương; chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần định hình luật chơi, xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm phạm an ninh, trật tự của đất nước.
Cùng với đó là thực hiện lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển văn hóa, lao động, xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác; đẩy mạnh hợp tác song phương về các lĩnh vực trên; thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc sửa đổi, hoàn thiện và xây dựng mới các chuẩn mực, sáng kiến của các tổ chức quốc tế mà nước ta là thành viên, trước hết là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ 28-12-2015 đến 03-01-2016)  (08/01/2016)
Ban Nội chính Trung ương tổng kết công tác chống tham nhũng năm 2015  (08/01/2016)
Dự báo thế giới năm 2016: Nhiều lo lắng cho các nhà đầu tư  (08/01/2016)
WBG: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng năm 10% trước 2030 nhờ TPP  (08/01/2016)
Việt Nam xác định các ưu tiên tham gia hợp tác ASEAN năm 2016  (08/01/2016)
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ chủ trì phiên họp của Ủy ban ASEAN  (08/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển