WBG: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng năm 10% trước 2030 nhờ TPP
21:25, ngày 08-01-2016
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dự báo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.
Theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu" mới được WBG công bố, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh nhất, gần 10%, mức cao nhất trong số 12 nước thành viên TPP nhờ các sản phẩm dệt may và ngành công nghiệp may mặc Việt Nam được tiếp cận một cách ưu đãi vào thị trường Mỹ và các thị trường chủ chốt khác.
Cũng theo WBG, nền kinh tế của Malaysia sẽ tăng 8% vì các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này sẽ được lợi thế hơn so với các đối thủ trong khu vực không có trong TPP như Thái Lan, Philippines và Indonesia. Trong khi đó, đến năm 2030, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng thêm 2,7% nhờ TPP.
Hiệp định TPP với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam cùng 10 nước khác trong vành đai Thái Bình Dương, khi chính thức có hiệu lực, sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa - dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối, chiếm tổng cộng 40% Tổng sản lượng thế giới.
Chi tiết của thỏa thuận tự do thương mại trên đã được công bố hồi tháng 11-2015 sau gần 7 năm đàm phán.
Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm 5 tổ chức tài chính thành viên, gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư Quốc tế (ICSID)./.
Cũng theo WBG, nền kinh tế của Malaysia sẽ tăng 8% vì các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này sẽ được lợi thế hơn so với các đối thủ trong khu vực không có trong TPP như Thái Lan, Philippines và Indonesia. Trong khi đó, đến năm 2030, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng thêm 2,7% nhờ TPP.
Hiệp định TPP với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam cùng 10 nước khác trong vành đai Thái Bình Dương, khi chính thức có hiệu lực, sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa - dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối, chiếm tổng cộng 40% Tổng sản lượng thế giới.
Chi tiết của thỏa thuận tự do thương mại trên đã được công bố hồi tháng 11-2015 sau gần 7 năm đàm phán.
Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm 5 tổ chức tài chính thành viên, gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư Quốc tế (ICSID)./.
Việt Nam xác định các ưu tiên tham gia hợp tác ASEAN năm 2016  (08/01/2016)
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ chủ trì phiên họp của Ủy ban ASEAN  (08/01/2016)
"Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực"  (08/01/2016)
ASEAN ra tuyên bố lên án vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên  (08/01/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam