"Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực"
21:16, ngày 08-01-2016
Cục Hàng không Việt Nam vừa chính thức có văn bản gửi Văn phòng Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông báo việc một số tàu bay hoạt động trong vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh nhưng không liên lạc với cơ quan không lưu phụ trách theo quy định quốc tế về an toàn bay.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết, từ ngày 1 đến ngày 6-1-2016, một số tàu bay không được xác định hoạt động trong Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh cắt ngang các đường hàng không L625, N892 (mực bay từ FL135 đến FL460), M771 (mực bay từ FL250 đến FL460), từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS.
Theo lưu trữ radar của Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, các tàu bay này hoạt động từ mực bay FL180 đến FL265, cao hơn mực bay tối thiểu của các đường hàng không nêu trên nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.
Liên quan tới hoạt động an toàn bay, từ ngày 28-12-2015 đến nay, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay của các tàu bay bay trái phép đến Đá Chữ Thập của Việt Nam.
“Hoạt động của các tàu bay Trung Quốc nêu trên đã vi phạm các quy định của ICAO trong Phụ lục 2, Mục 3.3, Phụ lục 11, Mục 2.6, Phụ đính 4; Tập Thông báo tin tức hàng không, Phần ENR, Mục 1.4 của Việt Nam (AIP Vietnam ENR); ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực”, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam khẳng định.
Liên quan tới hoạt động bay của các tàu bay bay qua Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý đáp xuống Đá Chữ Thập (Trường Sa của Việt Nam), sáng ngày 7-1, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố phản đối Trung Quốc đáp máy bay xuống sân bay xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh một lần nữa, Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
"Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động tương tự, không có thêm những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, không có những hành động làm mở rộng và phức tạp hơn tranh chấp. Việt Nam khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế", người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định.
Trước đó, ngày 6-1, hãng Thông tấn Nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này đã cho đáp trái phép 2 chiếc máy bay xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đường băng trên Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) dài 3.000m, là một trong ba đường băng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bất hợp pháp từ năm 2014 sau hoạt động bồi đắp trái phép các đảo đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam./.
Theo lưu trữ radar của Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, các tàu bay này hoạt động từ mực bay FL180 đến FL265, cao hơn mực bay tối thiểu của các đường hàng không nêu trên nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.
Liên quan tới hoạt động an toàn bay, từ ngày 28-12-2015 đến nay, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay của các tàu bay bay trái phép đến Đá Chữ Thập của Việt Nam.
“Hoạt động của các tàu bay Trung Quốc nêu trên đã vi phạm các quy định của ICAO trong Phụ lục 2, Mục 3.3, Phụ lục 11, Mục 2.6, Phụ đính 4; Tập Thông báo tin tức hàng không, Phần ENR, Mục 1.4 của Việt Nam (AIP Vietnam ENR); ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực”, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam khẳng định.
Liên quan tới hoạt động bay của các tàu bay bay qua Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý đáp xuống Đá Chữ Thập (Trường Sa của Việt Nam), sáng ngày 7-1, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố phản đối Trung Quốc đáp máy bay xuống sân bay xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh một lần nữa, Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
"Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động tương tự, không có thêm những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, không có những hành động làm mở rộng và phức tạp hơn tranh chấp. Việt Nam khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế", người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định.
Trước đó, ngày 6-1, hãng Thông tấn Nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này đã cho đáp trái phép 2 chiếc máy bay xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đường băng trên Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) dài 3.000m, là một trong ba đường băng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bất hợp pháp từ năm 2014 sau hoạt động bồi đắp trái phép các đảo đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam./.
ASEAN ra tuyên bố lên án vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên  (08/01/2016)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Hoàn thành toàn diện tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh năm 2015  (08/01/2016)
Thành công của Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: Kết quả tất yếu của sự đổi mới trong công tác xây dựng Đảng  (08/01/2016)
Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội  (08/01/2016)
5.200 người tham gia diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng  (07/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển