Truy tìm đối tượng phát tán thông tin bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
21:19, ngày 08-01-2016
Gần đây, trên mạng Internet liên tục xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho hay, cứ vào dịp trước, trong và sau khi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng thì nhiều đối tượng chống phá lại tung ra đủ loại thông tin xuyên tạc, sai sự thật, thông tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây rối, làm nhiễu loạn thông tin trước Đại hội Đảng, bôi xấu nhân sự, phá hoại sự thành công của Đại hội.
Theo Thứ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang phối hợp cùng Bộ Công an và các cơ quan liên quan đảm bảo an ninh thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Cục An toàn thông tin và tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet có biện pháp kỹ thuật xử lý tình trạng này.
“Chúng tôi chỉ đạo Cục An toàn thông tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Cùng lúc, các nhà mạng phải có các biện pháp kỹ thuật xử lý các nguồn phát tán thông tin sai phạm; chủ động rà soát, có phương án xử lý đối với hành vi lợi dụng hệ thống thông tin di động (tin nhắn SMS, dịch vụ 3G) để phát tán thông tin chống phá Đảng, Nhà nước.
Về việc các thông tin vi phạm được thực hiện qua tin nhắn, mạng xã hội của nước ngoài, gây khó khăn cho công tác quản lý, Thứ trưởng Tuấn nhận định, người sử dụng mạng xã hội nói trên là người Việt Nam.
Theo Thứ trưởng, chính sách của các mạng xã hội nước ngoài có một số điểm khác biệt với luật pháp Việt Nam và không chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam nhưng công dân Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Thực tế cho thấy, việc lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng Internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự của người khác là hành vi phạm pháp dù ở bất cứ quốc gia nào.
“Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý như Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nhưng đây là lĩnh vực mới, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì cần có thời gian”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Bởi vậy, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi cộng đồng tẩy chay những loại thông tin bịa đặt, xuyên tạc nói trên. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên mạng, mỗi người cần tỉnh táo, bình tĩnh xem xét để không mắc phải âm mưu của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Đây cũng chính là dịp để chúng ta thể hiện bản lĩnh, hun đúc tinh thần yêu nước, bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông cần lên tiếng phản bác những thông tin sai sự thật để người dân có cái nhìn chính xác nhất./.
“Chúng tôi chỉ đạo Cục An toàn thông tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Cùng lúc, các nhà mạng phải có các biện pháp kỹ thuật xử lý các nguồn phát tán thông tin sai phạm; chủ động rà soát, có phương án xử lý đối với hành vi lợi dụng hệ thống thông tin di động (tin nhắn SMS, dịch vụ 3G) để phát tán thông tin chống phá Đảng, Nhà nước.
Về việc các thông tin vi phạm được thực hiện qua tin nhắn, mạng xã hội của nước ngoài, gây khó khăn cho công tác quản lý, Thứ trưởng Tuấn nhận định, người sử dụng mạng xã hội nói trên là người Việt Nam.
Theo Thứ trưởng, chính sách của các mạng xã hội nước ngoài có một số điểm khác biệt với luật pháp Việt Nam và không chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam nhưng công dân Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Thực tế cho thấy, việc lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng Internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự của người khác là hành vi phạm pháp dù ở bất cứ quốc gia nào.
“Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý như Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nhưng đây là lĩnh vực mới, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì cần có thời gian”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Bởi vậy, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi cộng đồng tẩy chay những loại thông tin bịa đặt, xuyên tạc nói trên. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên mạng, mỗi người cần tỉnh táo, bình tĩnh xem xét để không mắc phải âm mưu của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Đây cũng chính là dịp để chúng ta thể hiện bản lĩnh, hun đúc tinh thần yêu nước, bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông cần lên tiếng phản bác những thông tin sai sự thật để người dân có cái nhìn chính xác nhất./.
"Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực"  (08/01/2016)
ASEAN ra tuyên bố lên án vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên  (08/01/2016)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Hoàn thành toàn diện tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh năm 2015  (08/01/2016)
Thành công của Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: Kết quả tất yếu của sự đổi mới trong công tác xây dựng Đảng  (08/01/2016)
Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội  (08/01/2016)
5.200 người tham gia diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng  (07/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển