Nhiều nước nỗ lực khắc phục khủng hoảng tài chính
Trong bối cảnh chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei tại Tô-ki-ô đã xuống mức thấp nhất trong 26 năm qua, Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-sô, ngày 27-10, đã công bố một loạt biện pháp nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, hỗ trợ thị trường chứng khoán nước này.
Các biện pháp được đưa ra gồm: Chính phủ sẽ tăng quỹ cứu trợ các ngân hàng, thắt chặt các hạn chế đối với hoạt động bán sớm cổ phiếu, chỉ định một cơ quan nhà nước mua lại cổ phiếu của các ngân hàng, giảm thuế đối với thu nhập từ chứng khoán và cổ tức.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản tiết lộ, quy mô của quỹ cứu trợ ngành ngân hàng có thể tăng từ mức dự định hai nghìn tỉ yên lên tới mười nghìn tỉ yên (khoảng 110 tỉ USD). Các biện pháp này được Thủ tướng Nhật Bản đưa ra sau cuộc thảo luận với các nghị sĩ trong đảng cầm quyền về "cơn bão tài chính".
Trong khi đó, việc đồng yên Nhật Bản tăng giá so với USD và các tiền tệ khác cũng gây lo ngại, đặc biệt là tác động trực tiếp tới xuất khẩu của Nhật Bản. Trong một tuyên bố chung, nhóm các nước G-7 bày tỏ lo ngại đồng yên tăng giá sẽ đe dọa sự ổn định tài chính; nhóm này khẳng định họ đang theo dõi chặt diễn biến thị trường và sẽ hành động khi cần thiết.
Tại Hàn Quốc, Tổng thống Li Mi-ung Bắc đã tiến hành họp khẩn cấp ngay trong ngày nghỉ (26-10) để tìm biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính. Tuyên bố trước Quốc hội, Tổng thống Li Mi-ung Bắc khẳng định, Chính phủ sẽ giảm thuế và tăng chi tiêu để kích thích kinh tế. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) quyết định giảm lãi suất cơ bản lần thứ hai trong tháng, từ 5% xuống còn 4,25%, nhằm kích thích nền kinh tế và thị trường chứng khoán nước này.
Sau khi BOK giảm lãi suất cơ bản, chỉ số chứng khoán Kospi đã tăng 2,9%. Chính phủ Cô-oét cũng lập đội đặc nhiệm nhằm đối phó hậu quả của khủng hoảng tài chính, bảo lãnh khoản vay của các ngân hàng trong nước.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng khẳng định sẽ triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt để giải quyết những tác động bất lợi đối với nền kinh tế.
Trong khi đó, tại Bỉ, trong thông cáo mới nhất, ngân hàng KBC cho biết,Chính phủ sẽ rót 3,5 tỉ euro (tương đương 4,4 tỉ USD) hỗ trợ ngân hàng này tái thiết vốn do giá cổ phiếu sụt giảm.
Tại Ai-xơ-len, Thủ tướng nước này khẳng định cần 4 tỉ USD để ổn định nền kinh tế trước những tác động của khủng hoảng. Ai-xơ-len đang kêu gọi IMF hỗ trợ để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tiền tệ./.
Suy nghĩ về chiến lược con người trong giai đoạn mới  (28/10/2008)
ADB hỗ trợ 29 triệu USD cho 3 dự án đường cao tốc  (28/10/2008)
Gần 60 tỉ USD cho giao thông đường bộ đến năm 2020  (28/10/2008)
CPI tháng 10: Lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm  (28/10/2008)
3,3 tỉ đồng quyên góp ủng hộ Cuba  (28/10/2008)
Bối cảnh lịch sử “Quyền của người bản địa” không tồn tại ở Việt Nam  (28/10/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên