Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đà cải cách
21:22, ngày 28-11-2015
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu năm 2016 cần tiếp tục đà cải cách của năm 2015, không còn cách nào khác là phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng, sản phẩm.
“Nghị quyết 19 của Chính phủ đã tạo chuyển biến thực sự, nhưng chúng ta chưa hài lòng”, Thủ tướng nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ tháng 11 vừa diễn ra ngày 27-11-2015.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp, về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng qua, trong năm 2015, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt. Các tổ chức quốc tế mới đây cũng ghi nhận bước tiến của Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 3 bậc về môi trường kinh doanh, trong khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng xếp Việt Nam tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu năm 2016 cần tiếp tục đà cải cách của năm 2015, phải đạt được các mục tiêu về giảm thời gian nộp thuế, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa…, những lĩnh vực đã đạt được mục tiêu cải cách như tiếp cận điện năng thì phải phấn đấu làm tốt hơn nữa.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trước những cơ hội và sức ép cạnh tranh, không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, từng mặt hàng, tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế của Việt Nam, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. “Ví dụ ngành chăn nuôi, mặc dù chúng ta có 10 năm chuẩn bị trước khi thuế suất về 0%, nhưng nếu không nâng cao được sức cạnh tranh thì sau 10 năm ấy, chúng ta phải ăn thịt gà, thịt bò từ nước khác. Phải chấp nhận cạnh tranh, nếu bảo hộ mãi thì cũng không có lợi, có lĩnh vực càng bảo hộ, càng đóng cửa thì càng tụt hậu”, Thủ tướng phân tích.
Trong số các giải pháp, Thủ tướng đặc biệt lưu ý giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong bối cảnh Việt Nam có tới 45 triệu người sử dụng Internet và cơ chế, chính sách cũng đã khá đầy đủ. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. "Chẳng hạn trong ngành Thuế, cuối năm nay phấn đấu 90% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử thì người dân sẽ không phải xách xe, xách tiền đi nộp nữa, nếu làm được thì cải cách rất lớn, rất thuận tiện. Các nước làm được thì không có lý do gì ta lại không làm được?”, Thủ tướng đặt vấn đề và nhắc lại “không có cách nào khác” là phải triển khai quyết liệt giải pháp này.
Trong số các nội dung cải cách, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý các bộ ngành, địa phương về các điều kiện kinh doanh. Theo đó, phải hết sức tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bởi không có doanh nghiệp, người dân không kinh doanh thì đất nước không phát triển được.
Đồng thời Thủ tướng cũng lưu ý cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thì cũng cần bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Những điều kiện kinh doanh nào cần đáp ứng vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì giữ lại, nhưng phải sửa đổi, đơn giản hóa các thủ tục, không gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. “Phải lắng nghe nghiêm túc các ý kiến, thực sự cầu thị. Điều kiện kinh doanh, cái nào bỏ đi, cái nào phải quy định thì cũng vì lợi ích chung, vì dân, vì nước”, Thủ tướng nói. “Môi trường kinh doanh phải vào nhóm đầu của ASEAN và không có cách nào khác là các đồng chí Bộ trưởng phải vào cuộc trực tiếp, sửa đổi các quy định gây vướng mắc ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức”, Thủ tướng chỉ rõ.
Việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã có kết quả tích cực nhưng không được hài lòng, thỏa mãn mà phải làm quyết liệt hơn. “Năm 2016 phải tiếp tục đà cải cách của năm 2015, đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm đầu trong ASEAN” - Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời cũng lưu ý cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thì cũng cần bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của cộng đồng. “Cái nào cần thì vẫn phải kiểm soát, không được buông lỏng. Không thể vì thuận lợi cho một người, lợi ích của một người mà có hại cho nhiều người”, Thủ tướng nói./.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp, về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng qua, trong năm 2015, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt. Các tổ chức quốc tế mới đây cũng ghi nhận bước tiến của Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 3 bậc về môi trường kinh doanh, trong khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng xếp Việt Nam tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu năm 2016 cần tiếp tục đà cải cách của năm 2015, phải đạt được các mục tiêu về giảm thời gian nộp thuế, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa…, những lĩnh vực đã đạt được mục tiêu cải cách như tiếp cận điện năng thì phải phấn đấu làm tốt hơn nữa.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trước những cơ hội và sức ép cạnh tranh, không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, từng mặt hàng, tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế của Việt Nam, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. “Ví dụ ngành chăn nuôi, mặc dù chúng ta có 10 năm chuẩn bị trước khi thuế suất về 0%, nhưng nếu không nâng cao được sức cạnh tranh thì sau 10 năm ấy, chúng ta phải ăn thịt gà, thịt bò từ nước khác. Phải chấp nhận cạnh tranh, nếu bảo hộ mãi thì cũng không có lợi, có lĩnh vực càng bảo hộ, càng đóng cửa thì càng tụt hậu”, Thủ tướng phân tích.
Trong số các giải pháp, Thủ tướng đặc biệt lưu ý giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong bối cảnh Việt Nam có tới 45 triệu người sử dụng Internet và cơ chế, chính sách cũng đã khá đầy đủ. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. "Chẳng hạn trong ngành Thuế, cuối năm nay phấn đấu 90% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử thì người dân sẽ không phải xách xe, xách tiền đi nộp nữa, nếu làm được thì cải cách rất lớn, rất thuận tiện. Các nước làm được thì không có lý do gì ta lại không làm được?”, Thủ tướng đặt vấn đề và nhắc lại “không có cách nào khác” là phải triển khai quyết liệt giải pháp này.
Trong số các nội dung cải cách, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý các bộ ngành, địa phương về các điều kiện kinh doanh. Theo đó, phải hết sức tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bởi không có doanh nghiệp, người dân không kinh doanh thì đất nước không phát triển được.
Đồng thời Thủ tướng cũng lưu ý cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thì cũng cần bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Những điều kiện kinh doanh nào cần đáp ứng vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì giữ lại, nhưng phải sửa đổi, đơn giản hóa các thủ tục, không gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. “Phải lắng nghe nghiêm túc các ý kiến, thực sự cầu thị. Điều kiện kinh doanh, cái nào bỏ đi, cái nào phải quy định thì cũng vì lợi ích chung, vì dân, vì nước”, Thủ tướng nói. “Môi trường kinh doanh phải vào nhóm đầu của ASEAN và không có cách nào khác là các đồng chí Bộ trưởng phải vào cuộc trực tiếp, sửa đổi các quy định gây vướng mắc ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức”, Thủ tướng chỉ rõ.
Việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã có kết quả tích cực nhưng không được hài lòng, thỏa mãn mà phải làm quyết liệt hơn. “Năm 2016 phải tiếp tục đà cải cách của năm 2015, đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm đầu trong ASEAN” - Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời cũng lưu ý cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thì cũng cần bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của cộng đồng. “Cái nào cần thì vẫn phải kiểm soát, không được buông lỏng. Không thể vì thuận lợi cho một người, lợi ích của một người mà có hại cho nhiều người”, Thủ tướng nói./.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh  (28/11/2015)
Đàm phán EU-Thổ Nhĩ Kỳ về nhập cư: Cuộc thương lượng không dễ dàng  (28/11/2015)
Họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII  (28/11/2015)
Doanh thu của 10 ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới sụt giảm  (28/11/2015)
Ph.Ăng-ghen - “Cây vĩ cầm thứ hai bên cạnh Mác”  (28/11/2015)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên