Tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm giảm căng thẳng ở Biển Đông
Từ ngày 13 đến ngày 14-11-2015, Hội thảo lần thứ 25 về “Khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông” diễn ra tại thủ đô Jakarta (Indonesia). Đây là hội thảo thường niên giữa 10 nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc Đại lục và Đài Loan (Trung Quốc) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1990.
Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn để các nước trao đổi về các dự án hợp tác, qua đó, giúp giảm căng thẳng, tăng cường hợp tác đối thoại trong khu vực.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Giáo sư Hasjim Djalal, chuyên gia luật pháp quốc tế về biển, đồng thời là cựu Chủ tịch của Cơ quan Đáy biển quốc tế, nói về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Bà Nguyễn Minh Nguyệt, Trưởng đoàn Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết, trong phiên thảo luận về vấn đề này, Việt Nam một lần nữa khẳng định có bằng chứng pháp lý và lịch sử về chủ quyền đối với yêu sách các đảo tại Biển Đông. Việt Nam cũng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến gần đây tại khu vực này, đặc biệt là hoạt động mở rộng xây dựng các bãi đá, làm thay đổi nguyên trạng một số cấu trúc ở Biển Đông. Những hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học, đồng thời làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.
Đoàn Việt Nam đánh giá cao kết quả tích cực trong cuộc họp hồi tháng 10 vừa qua của Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo đó, hai bên đã đồng ý đi vào thảo luận các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu nghe báo cáo về tiến trình thực hiện các dự án hợp tác trong khuôn khổ hội thảo. Thông qua các dự án này, các bên có thể tăng cường hợp tác, nhờ đó giảm căng thẳng ở Biển Đông. Các dự án trong khuôn khổ hợp tác này hỗ trợ các dự án trong khuôn khổ DOC nhằm nỗ lực ngăn chặn các xung đột và giảm căng thẳng trong khu vực.
Trước đó, ngày 12-11 đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 11 của Nhóm công tác về Nghiên cứu thủy triều và mực nước biển dâng và tác động của quá trình này đối với môi trường ven biển trong khu vực Biển Đông do biến đổi khí hậu. Đây là hoạt động nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong khu vực trong việc ứng dụng khoa học vì lợi ích của tất cả mọi người, đặc biệt là dân cư sống ở các vùng ven biển.
Các đại biểu đã nghe thuyết trình các vấn đề về hệ thống dự báo biển; tích hợp quản lý ven biển và đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học biển trong khu vực Biển Đông. Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào định hướng tương lai của các nhóm làm việc và những giải pháp có thể ứng dụng thực tế, trong đó sử dụng các kết quả của các hoạt động nghiên cứu đã được tiến hành; những phát triển gần đây về nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ở Biển Đông.
Phía Indonesia đã chia sẻ thông tin về các ứng dụng cho sự an toàn hàng hải ở Biển Đông; tác động của sóng và thay đổi mực nước biển đối với môi trường ven biển; các ứng dụng viễn thám trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trên các hòn đảo nhỏ./.
Tăng cường hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hungary  (13/11/2015)
Hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển”  (13/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì Phiên họp thứ 24, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  (13/11/2015)
Biển Đông là trọng tâm trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ  (13/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay