Việt Nam kiến nghị một số giải pháp với vấn đề di cư tại IPU-133
23:58, ngày 20-10-2015
Từ ngày 17 đến ngày 21-10-2015, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng làm Trưởng đoàn, đã tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 133 (IPU-133) tại Geneva, Thụy Sỹ.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, di cư quốc tế đã trở thành một trong những vấn đề lớn của thời đại, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nghị sỹ của các quốc gia thành viên tập trung thảo luận về đề tài này và thông qua một nghị quyết khẩn cấp về bảo vệ người di cư thông qua các công ước quốc tế và luật nhân đạo quốc tế vào ngày 20-10.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-133, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng nhấn mạnh di cư quốc tế tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa của mỗi quốc gia.
Không một quốc gia nào đứng ngoài vấn đề di cư và cũng không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được vấn đề này. Thực tế đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc hoạch định chính sách, giải quyết các vấn đề pháp lý nảy sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư, trong đó tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý di cư là một nhu cầu cấp thiết. Nhiều cơ chế song phương và đa phương đã được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc quản lý di cư vì các mục tiêu phát triển.
Trên tinh thần đó, đoàn Việt Nam mong muốn kiến nghị một số giải pháp đối với vấn đề di cư nhằm góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế như cộng đồng quốc tế cần hợp tác chặt chẽ, toàn diện trong việc xử lý, loại bỏ những nguyên nhân gây ra làn sóng lánh nạn, di cư.
Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực cần đóng vai trò quan trọng trong hợp tác điều phối các nỗ lực, hỗ trợ các nước cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội; tìm kiếm các giải pháp chính trị, hòa giải cho các cuộc xung đột; hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng di cư.
Bên cạnh đó, các quốc gia cần có chính sách nhất quán trong việc tiếp nhận người nhập cư, chủ động và thể hiện trách nhiệm rõ ràng trong những đóng góp vào các giải pháp quốc tế về cuộc khủng hoảng di dân như tiếp nhận người tị nạn; kêu gọi và thống nhất không ủng hộ vật chất, vũ khí cho các phần tử cực đoan.
Ngoài ra, để đấu tranh với chủ nghĩa bài ngoại và những thách thức về sự gắn kết xã hội, bản sắc dân tộc, trước hết cần ngăn chặn không để hình thành định kiến về người tị nạn, di cư. Có thể tăng cường triển khai các chương trình đối thoại, giao lưu văn hóa, văn minh giữa cộng đồng nước sở tại và cộng đồng người di cư.
Chính phủ nước sở tại cần tạo điều kiện cho những người nhập cư hợp pháp hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, người di cư dù ở bất kỳ nước nào cũng phải tuân thủ pháp luật, được hưởng những quyền lợi của công dân, đồng thời phải hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước nơi họ cư trú.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý di cư một cách hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững là quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Việt Nam luôn cam kết đấu tranh nhằm xóa bỏ nạn buôn bán người thông qua thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn này, trong đó biện pháp phòng ngừa là ưu tiên trên hết. Việt Nam cũng sẵn sàng tạo mọi điều kiện để người nước ngoài di cư hợp pháp đến Việt Nam có thể sinh sống, làm việc, học tập, tham quan du lịch.
Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực trên thế giới trong lĩnh vực này như Tiến trình Bali về phòng chống đưa người di cư trái pháp, buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia liên quan, tiến trình COMMIT (sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng về phòng chống buôn bán người), Diễn đàn Á - Âu về di cư, Diễn đàn toàn cầu về di cư và phát triển (GFMD)…cũng như hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này (IOM, ILO, UNODC).
Ngoài chủ đề di cư, các nghị sỹ tham dự IPU-133 còn tiến hành thảo luận về chống khủng bố, đồng thời thông qua các nghị quyết về dân chủ và bảo vệ sự riêng tư và tự do cá nhân trong thời đại kỹ thuật số.
Được thành lập năm 1889 tại Paris (Pháp) và có trụ sở tại Geneva (Thuỵ sỹ), IPU là tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới tập hợp Nghị viện các quốc gia có chủ quyền. Với 167 thành viên, IPU là trung tâm của hoạt động ngoại giao nghị viện khắp thế giới, hoạt động nhằm mục đích vì hoà bình, dân chủ, hợp tác giữa các dân tộc, và nghị viện các nước./.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-133, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng nhấn mạnh di cư quốc tế tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa của mỗi quốc gia.
Không một quốc gia nào đứng ngoài vấn đề di cư và cũng không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được vấn đề này. Thực tế đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc hoạch định chính sách, giải quyết các vấn đề pháp lý nảy sinh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư, trong đó tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý di cư là một nhu cầu cấp thiết. Nhiều cơ chế song phương và đa phương đã được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc quản lý di cư vì các mục tiêu phát triển.
Trên tinh thần đó, đoàn Việt Nam mong muốn kiến nghị một số giải pháp đối với vấn đề di cư nhằm góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế như cộng đồng quốc tế cần hợp tác chặt chẽ, toàn diện trong việc xử lý, loại bỏ những nguyên nhân gây ra làn sóng lánh nạn, di cư.
Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực cần đóng vai trò quan trọng trong hợp tác điều phối các nỗ lực, hỗ trợ các nước cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội; tìm kiếm các giải pháp chính trị, hòa giải cho các cuộc xung đột; hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng di cư.
Bên cạnh đó, các quốc gia cần có chính sách nhất quán trong việc tiếp nhận người nhập cư, chủ động và thể hiện trách nhiệm rõ ràng trong những đóng góp vào các giải pháp quốc tế về cuộc khủng hoảng di dân như tiếp nhận người tị nạn; kêu gọi và thống nhất không ủng hộ vật chất, vũ khí cho các phần tử cực đoan.
Ngoài ra, để đấu tranh với chủ nghĩa bài ngoại và những thách thức về sự gắn kết xã hội, bản sắc dân tộc, trước hết cần ngăn chặn không để hình thành định kiến về người tị nạn, di cư. Có thể tăng cường triển khai các chương trình đối thoại, giao lưu văn hóa, văn minh giữa cộng đồng nước sở tại và cộng đồng người di cư.
Chính phủ nước sở tại cần tạo điều kiện cho những người nhập cư hợp pháp hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, người di cư dù ở bất kỳ nước nào cũng phải tuân thủ pháp luật, được hưởng những quyền lợi của công dân, đồng thời phải hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước nơi họ cư trú.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý di cư một cách hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững là quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Việt Nam luôn cam kết đấu tranh nhằm xóa bỏ nạn buôn bán người thông qua thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn này, trong đó biện pháp phòng ngừa là ưu tiên trên hết. Việt Nam cũng sẵn sàng tạo mọi điều kiện để người nước ngoài di cư hợp pháp đến Việt Nam có thể sinh sống, làm việc, học tập, tham quan du lịch.
Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực trên thế giới trong lĩnh vực này như Tiến trình Bali về phòng chống đưa người di cư trái pháp, buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia liên quan, tiến trình COMMIT (sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng về phòng chống buôn bán người), Diễn đàn Á - Âu về di cư, Diễn đàn toàn cầu về di cư và phát triển (GFMD)…cũng như hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này (IOM, ILO, UNODC).
Ngoài chủ đề di cư, các nghị sỹ tham dự IPU-133 còn tiến hành thảo luận về chống khủng bố, đồng thời thông qua các nghị quyết về dân chủ và bảo vệ sự riêng tư và tự do cá nhân trong thời đại kỹ thuật số.
Được thành lập năm 1889 tại Paris (Pháp) và có trụ sở tại Geneva (Thuỵ sỹ), IPU là tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới tập hợp Nghị viện các quốc gia có chủ quyền. Với 167 thành viên, IPU là trung tâm của hoạt động ngoại giao nghị viện khắp thế giới, hoạt động nhằm mục đích vì hoà bình, dân chủ, hợp tác giữa các dân tộc, và nghị viện các nước./.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2015  (20/10/2015)
Cử tri gửi Quốc hội nhiều kiến nghị giải quyết các vấn đề hệ trọng  (20/10/2015)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Lào  (20/10/2015)
Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 10 của Chủ tịch Quốc hội  (20/10/2015)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIII  (20/10/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên