Cử tri gửi Quốc hội nhiều kiến nghị giải quyết các vấn đề hệ trọng
23:53, ngày 20-10-2015
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, sáng 20-10-2015, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết chuẩn bị kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 4.492 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Cử tri và nhân dân đánh giá cao hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều đổi mới. Các chương trình giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp với các bộ, ngành thực hiện trên một số lĩnh vực bước đầu có những kết quả thiết thực.
Đặc biệt, việc lần đầu tiên tiến hành tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã hoàn thành đúng tiến độ, được nhân dân cả nước rất hoan nghênh.
Hơn 2 triệu người có công đang hưởng các chính sách đã được rà soát, qua đó khẳng định có 95,75% người hưởng đúng, đủ các chính sách; 4,16% người hưởng đúng nhưng chưa đầy đủ; 0,09% người hưởng sai chính sách. Qua tổng rà soát, 63.768 người đã lập hồ sơ để được xem xét hưởng chính sách người có công. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã và đang tích cực giải quyết những vấn đề phát hiện sau rà soát.
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân vẫn còn nhiều lo lắng trước tình hình kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động chưa cao. Giá một số sản phẩm nông nghiệp giảm. Ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt. An toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo. Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn diễn ra phức tạp. Tình hình cháy, nổ xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thiên tai, mưa lũ gây ngập lụt ở nhiều địa phương. Hiện tượng nước biển ngày càng dâng cao và xâm nhập sâu vào đất liền, nhất là các tỉnh ven biển khu vực Tây Nam bộ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi.
Cử tri và nhân dân bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, mong muốn những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài để xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đồng thời cần kiên quyết loại trừ những trường hợp thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp.
Cử tri và nhân dân chưa hài lòng về việc một số văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và hướng dẫn thi hành luật mới ban hành còn chậm. Cử tri và nhân dân mong muốn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đề cao trách nhiệm giám sát, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc việc giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành trong việc thực hiện trách nhiệm này.
Quan tâm phát triển nông nghiệp
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được nhân dân cả nước quan tâm. Cử tri và nhân dân ở nhiều nơi còn băn khoăn về việc huy động đóng góp của người dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vẫn còn cao, nhất là đối với các vùng mật độ dân cư thấp, địa bàn khó khăn; việc lựa chọn con giống, cây giống có năng suất, chất lượng phù hợp và có tính ổn định lâu dài với từng địa phương, cũng như việc thực hiện liên kết “4 nhà” triển khai chưa thực sự hiệu quả.
Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, có giải pháp kịp thời để chương trình đạt hiệu quả cao hơn.
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng giá lúa hiện nay thấp, nguồn cung đã vượt cầu; việc thu mua tạm trữ chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thật sự nâng được giá lúa. Trong khi đó, vẫn còn tình trạng ép giá, hủy hợp đồng thu mua lúa gây thiệt hại cho nông dân. Một số sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, bị ứ đọng như dừa, hoa màu, mía, tôm, cá lóc…
Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu, có chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, tăng cường việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành nông nghiệp, trước hết là ngành chăn nuôi nước ta trước những thách thức mới. Với việc Việt Nam đã ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức đạt được thỏa thuận, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ hình thành các chuẩn mực mới cho thương mại toàn cầu.
Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa, chỉ đạo phát triển ngành nông nghiệp; có chính sách để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn lớn, dài hạn để mở rộng sản xuất và hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và các vật tư nông nghiệp để hạn chế việc phụ thuộc vào nguyên liệu “đầu vào” cho nông nghiệp từ nước ngoài.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường
Cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao việc Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp với sự biến động của thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân phản ánh việc giá xăng dầu đã giảm nhiều lần nhưng giá cước vận tải ở một số địa phương giảm chưa phù hợp. Giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân. Giá bán điện, nước ngày càng cao, cách thức tính giá điện, biểu giá bán lẻ áp dụng cho người dân sử dụng điện sinh hoạt chưa hợp lý.
Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá cả các mặt hàng trên thị trường, khuyến khích hình thành và phát triển thị trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng các doanh nghiệp có vị thế độc quyền định giá không hợp lý, thiếu minh bạch.
Trên thị trường vẫn còn lưu thông nhiều loại hàng hóa như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc kém chất lượng, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc; hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp gây thiệt hại đến sản xuất, tiêu dùng, khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và có biện pháp xử lý nghiêm minh, đồng thời thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để người dân giám sát việc xử lý của cơ quan chức năng và yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Xử lý nghiêm vi phạm, bảo vệ sức khỏe nhân dân
Cử tri và nhân dân phấn khởi trước một số giải pháp đã triển khai thực hiện trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân phản ánh vẫn còn tình trạng quá tải ở một số bệnh viện, nhất là khi xảy ra dịch bệnh. Một số nơi các dịch vụ khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế chưa tốt. Tình trạng cơ sở y tế không niêm yết giá thuốc, thuốc chữa bệnh chất lượng thấp, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ tiêu chuẩn còn nhiều.
Cử tri đề nghị Bộ Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Cử tri và nhân dân rất lo lắng trước tình trạng một số loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không an toàn như: Trái cây, rau, củ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát; việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản và chăn nuôi chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Rút kinh nghiệm việc tổ chức Kỳ thi chung quốc gia
Cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm và đánh giá kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2015 đã thể hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như sự “vào cuộc” quyết liệt của ngành giáo dục và các địa phương để tổ chức thành công kỳ thi “hai trong một” đầu tiên này. Tuy nhiên, việc xét tuyển đại học, cao đẳng với thời gian quá dài, một thí sinh được đăng ký, thay đổi nhiều nguyện vọng dẫn đến khó khăn cho nhiều trường đại học, tạo tâm lý lo lắng, bất an cho thí sinh và phụ huynh trong việc nộp, rút hồ sơ đăng ký nguyện vọng, chuyển trường; một số trường còn lúng túng trong việc xét tuyển đại học.
Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết rút kinh nghiệm về những bất cập và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Cử tri và nhân dân tiếp tục phản ánh tình trạng dạy thêm, học thêm ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc tiểu học vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn. Tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục công lập dưới hình thức “đóng góp tự nguyện” của hội cha mẹ học sinh để xây dựng nhà trường gây bức xúc, khó khăn cho người dân.
Cử tri và nhân dân bày tỏ băn khoăn về việc các bộ, ngành hữu quan chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng sinh viên ra trường nhiều năm nhưng vẫn chưa có việc làm. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng có giải pháp về đào tạo, sử dụng phù hợp để tránh để tình trạng lãng phí nguồn lực lao động đã được đào tạo cơ bản này.
Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Lo lắng trước tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường, quan tâm đến công tác xử lý rác thải, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân.
Các nông, lâm trường hiện nay quản lý diện tích đất đai lớn song phần lớn sử dụng đất kém hiệu quả, năng suất, sản lượng trồng trọt thấp, nộp ngân sách hàng năm không đáng kể so với mức vốn đầu tư của Nhà nước; việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật kéo dài nhưng chậm được giải quyết.
Cử tri đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiến hành đồng bộ các giải pháp, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng; chấn chỉnh các địa phương trong công tác tổ chức thực hiện và việc giao đất trái pháp luật của các công ty nông, lâm nghiệp; đồng thời tăng cường nguồn lực phục vụ công tác đo đạc, cắm mốc ranh giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp, cơ quan quản lý, bảo vệ rừng ở một số địa phương còn thiếu trách nhiệm. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân thực hiện trồng rừng, phát triển lâm nghiệp phù hợp với từng loại hình thổ nhưỡng để trồng rừng có hiệu quả, quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tích cực tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng; xử lý nghiêm hành vi chống người thi hành công vụ.
Mặc dù đã có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác sỏi, cát trái phép trên sông nhưng những hoạt động này vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương, gây ô nhiễm môi trường, làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ bãi, đê điều, nhà cửa, công trình và gây mất an toàn, thiệt hại tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiên quyết xử lý đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép hoặc có hành vi bao che, bảo kê cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương nơi xảy ra tình trạng này.
Đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, miền núi
Cử tri và nhân dân hoan nghênh đề xuất của Bộ Giao thông-Vận tải về việc tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân bức xúc trước tình trạng xe quá khổ, quá tải tiếp tục vi phạm làm nhiều đoạn đường xuống cấp rất nhanh, gây tai nạn và ách tắc giao thông; xuất hiện một số đường dây mua bán lôgô “xe vua” cho xe quá tải vượt các trạm kiểm soát ở một số tỉnh.
Cử tri đề nghị Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp xử lý nghiêm khắc tình trạng trên.
Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra thường xuyên ở một số tuyến phố trọng điểm của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để bán hàng chưa được xử lý triệt để. Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành, cơ quan liên quan sớm có biện pháp khắc phục.
Cử tri và nhân dân quan tâm đến việc thi công các công trình giao thông còn chậm, đề nghị giám sát và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến đường ở nông thôn, miền núi; đầu tư xây dựng các cầu, tuyến đường lưu thông giữa các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa với thành thị để tạo điều kiện nâng cao đời sống, thuận lợi trong việc đi lại cho người dân.
Giữ vững ổn định xã hội
Cử tri hoan nghênh ngành công an đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong điều tra, khám phá nhanh nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân lo lắng trước tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, đề nghị Bộ Công an, chính quyền các địa phương cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh phòng ngừa kết hợp với tăng cường tuần tra giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
Trước tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, nhất là đối với các vụ khiếu kiện phức tạp, đông người để giữ vững ổn định xã hội và đời sống của nhân dân; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện xử lý nghiêm cán bộ thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan.
Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ và các cơ quan nhà nước quan tâm giải quyết một số vấn đề như tình hình hạn hán kéo dài và thường xuyên ở các tỉnh miền Trung; tình trạng quản lý các dịch vụ văn hóa, giải trí, internet chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ; tình trạng quảng cáo không đúng sự thật; tính hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về phát triển kinh tế-xã hội, các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA; tình trạng sử dụng Amiăng trắng là chất được cảnh báo có nguy cơ gây ung thư, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được hạn chế; hiệu quả chưa cao của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các doanh nghiệp Việt Nam chưa tích cực chuẩn bị để khai thác các cơ hội to lớn và sẵn sàng với các thách thức mới khi các hiệp định thương mại tự do mới ký kết có hiệu lực.
Cử tri và nhân dân đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, làm rõ trách nhiệm bồi thường đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; thực hiện lộ trình tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2016./.
Cử tri và nhân dân đánh giá cao hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều đổi mới. Các chương trình giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp với các bộ, ngành thực hiện trên một số lĩnh vực bước đầu có những kết quả thiết thực.
Đặc biệt, việc lần đầu tiên tiến hành tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã hoàn thành đúng tiến độ, được nhân dân cả nước rất hoan nghênh.
Hơn 2 triệu người có công đang hưởng các chính sách đã được rà soát, qua đó khẳng định có 95,75% người hưởng đúng, đủ các chính sách; 4,16% người hưởng đúng nhưng chưa đầy đủ; 0,09% người hưởng sai chính sách. Qua tổng rà soát, 63.768 người đã lập hồ sơ để được xem xét hưởng chính sách người có công. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã và đang tích cực giải quyết những vấn đề phát hiện sau rà soát.
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân vẫn còn nhiều lo lắng trước tình hình kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động chưa cao. Giá một số sản phẩm nông nghiệp giảm. Ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt. An toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo. Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn diễn ra phức tạp. Tình hình cháy, nổ xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thiên tai, mưa lũ gây ngập lụt ở nhiều địa phương. Hiện tượng nước biển ngày càng dâng cao và xâm nhập sâu vào đất liền, nhất là các tỉnh ven biển khu vực Tây Nam bộ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi.
Cử tri và nhân dân bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, mong muốn những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài để xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đồng thời cần kiên quyết loại trừ những trường hợp thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp.
Cử tri và nhân dân chưa hài lòng về việc một số văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và hướng dẫn thi hành luật mới ban hành còn chậm. Cử tri và nhân dân mong muốn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đề cao trách nhiệm giám sát, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc việc giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành trong việc thực hiện trách nhiệm này.
Quan tâm phát triển nông nghiệp
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được nhân dân cả nước quan tâm. Cử tri và nhân dân ở nhiều nơi còn băn khoăn về việc huy động đóng góp của người dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vẫn còn cao, nhất là đối với các vùng mật độ dân cư thấp, địa bàn khó khăn; việc lựa chọn con giống, cây giống có năng suất, chất lượng phù hợp và có tính ổn định lâu dài với từng địa phương, cũng như việc thực hiện liên kết “4 nhà” triển khai chưa thực sự hiệu quả.
Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, có giải pháp kịp thời để chương trình đạt hiệu quả cao hơn.
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng giá lúa hiện nay thấp, nguồn cung đã vượt cầu; việc thu mua tạm trữ chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thật sự nâng được giá lúa. Trong khi đó, vẫn còn tình trạng ép giá, hủy hợp đồng thu mua lúa gây thiệt hại cho nông dân. Một số sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, bị ứ đọng như dừa, hoa màu, mía, tôm, cá lóc…
Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu, có chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, tăng cường việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành nông nghiệp, trước hết là ngành chăn nuôi nước ta trước những thách thức mới. Với việc Việt Nam đã ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức đạt được thỏa thuận, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ hình thành các chuẩn mực mới cho thương mại toàn cầu.
Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa, chỉ đạo phát triển ngành nông nghiệp; có chính sách để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn lớn, dài hạn để mở rộng sản xuất và hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và các vật tư nông nghiệp để hạn chế việc phụ thuộc vào nguyên liệu “đầu vào” cho nông nghiệp từ nước ngoài.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường
Cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao việc Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp với sự biến động của thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân phản ánh việc giá xăng dầu đã giảm nhiều lần nhưng giá cước vận tải ở một số địa phương giảm chưa phù hợp. Giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân. Giá bán điện, nước ngày càng cao, cách thức tính giá điện, biểu giá bán lẻ áp dụng cho người dân sử dụng điện sinh hoạt chưa hợp lý.
Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá cả các mặt hàng trên thị trường, khuyến khích hình thành và phát triển thị trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng các doanh nghiệp có vị thế độc quyền định giá không hợp lý, thiếu minh bạch.
Trên thị trường vẫn còn lưu thông nhiều loại hàng hóa như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc kém chất lượng, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc; hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp gây thiệt hại đến sản xuất, tiêu dùng, khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và có biện pháp xử lý nghiêm minh, đồng thời thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để người dân giám sát việc xử lý của cơ quan chức năng và yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Xử lý nghiêm vi phạm, bảo vệ sức khỏe nhân dân
Cử tri và nhân dân phấn khởi trước một số giải pháp đã triển khai thực hiện trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân phản ánh vẫn còn tình trạng quá tải ở một số bệnh viện, nhất là khi xảy ra dịch bệnh. Một số nơi các dịch vụ khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế chưa tốt. Tình trạng cơ sở y tế không niêm yết giá thuốc, thuốc chữa bệnh chất lượng thấp, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ tiêu chuẩn còn nhiều.
Cử tri đề nghị Bộ Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Cử tri và nhân dân rất lo lắng trước tình trạng một số loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không an toàn như: Trái cây, rau, củ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát; việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản và chăn nuôi chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Rút kinh nghiệm việc tổ chức Kỳ thi chung quốc gia
Cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm và đánh giá kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2015 đã thể hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như sự “vào cuộc” quyết liệt của ngành giáo dục và các địa phương để tổ chức thành công kỳ thi “hai trong một” đầu tiên này. Tuy nhiên, việc xét tuyển đại học, cao đẳng với thời gian quá dài, một thí sinh được đăng ký, thay đổi nhiều nguyện vọng dẫn đến khó khăn cho nhiều trường đại học, tạo tâm lý lo lắng, bất an cho thí sinh và phụ huynh trong việc nộp, rút hồ sơ đăng ký nguyện vọng, chuyển trường; một số trường còn lúng túng trong việc xét tuyển đại học.
Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết rút kinh nghiệm về những bất cập và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Cử tri và nhân dân tiếp tục phản ánh tình trạng dạy thêm, học thêm ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc tiểu học vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn. Tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục công lập dưới hình thức “đóng góp tự nguyện” của hội cha mẹ học sinh để xây dựng nhà trường gây bức xúc, khó khăn cho người dân.
Cử tri và nhân dân bày tỏ băn khoăn về việc các bộ, ngành hữu quan chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng sinh viên ra trường nhiều năm nhưng vẫn chưa có việc làm. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng có giải pháp về đào tạo, sử dụng phù hợp để tránh để tình trạng lãng phí nguồn lực lao động đã được đào tạo cơ bản này.
Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Lo lắng trước tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường, quan tâm đến công tác xử lý rác thải, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân.
Các nông, lâm trường hiện nay quản lý diện tích đất đai lớn song phần lớn sử dụng đất kém hiệu quả, năng suất, sản lượng trồng trọt thấp, nộp ngân sách hàng năm không đáng kể so với mức vốn đầu tư của Nhà nước; việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật kéo dài nhưng chậm được giải quyết.
Cử tri đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiến hành đồng bộ các giải pháp, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng; chấn chỉnh các địa phương trong công tác tổ chức thực hiện và việc giao đất trái pháp luật của các công ty nông, lâm nghiệp; đồng thời tăng cường nguồn lực phục vụ công tác đo đạc, cắm mốc ranh giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn biến phức tạp, cơ quan quản lý, bảo vệ rừng ở một số địa phương còn thiếu trách nhiệm. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân thực hiện trồng rừng, phát triển lâm nghiệp phù hợp với từng loại hình thổ nhưỡng để trồng rừng có hiệu quả, quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tích cực tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng; xử lý nghiêm hành vi chống người thi hành công vụ.
Mặc dù đã có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác sỏi, cát trái phép trên sông nhưng những hoạt động này vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương, gây ô nhiễm môi trường, làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ bãi, đê điều, nhà cửa, công trình và gây mất an toàn, thiệt hại tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiên quyết xử lý đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép hoặc có hành vi bao che, bảo kê cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương nơi xảy ra tình trạng này.
Đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, miền núi
Cử tri và nhân dân hoan nghênh đề xuất của Bộ Giao thông-Vận tải về việc tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân bức xúc trước tình trạng xe quá khổ, quá tải tiếp tục vi phạm làm nhiều đoạn đường xuống cấp rất nhanh, gây tai nạn và ách tắc giao thông; xuất hiện một số đường dây mua bán lôgô “xe vua” cho xe quá tải vượt các trạm kiểm soát ở một số tỉnh.
Cử tri đề nghị Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp xử lý nghiêm khắc tình trạng trên.
Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra thường xuyên ở một số tuyến phố trọng điểm của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để bán hàng chưa được xử lý triệt để. Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành, cơ quan liên quan sớm có biện pháp khắc phục.
Cử tri và nhân dân quan tâm đến việc thi công các công trình giao thông còn chậm, đề nghị giám sát và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến đường ở nông thôn, miền núi; đầu tư xây dựng các cầu, tuyến đường lưu thông giữa các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa với thành thị để tạo điều kiện nâng cao đời sống, thuận lợi trong việc đi lại cho người dân.
Giữ vững ổn định xã hội
Cử tri hoan nghênh ngành công an đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong điều tra, khám phá nhanh nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân lo lắng trước tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, đề nghị Bộ Công an, chính quyền các địa phương cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, đấu tranh phòng ngừa kết hợp với tăng cường tuần tra giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
Trước tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, nhất là đối với các vụ khiếu kiện phức tạp, đông người để giữ vững ổn định xã hội và đời sống của nhân dân; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện xử lý nghiêm cán bộ thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan.
Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ và các cơ quan nhà nước quan tâm giải quyết một số vấn đề như tình hình hạn hán kéo dài và thường xuyên ở các tỉnh miền Trung; tình trạng quản lý các dịch vụ văn hóa, giải trí, internet chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ; tình trạng quảng cáo không đúng sự thật; tính hiệu quả của việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về phát triển kinh tế-xã hội, các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA; tình trạng sử dụng Amiăng trắng là chất được cảnh báo có nguy cơ gây ung thư, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được hạn chế; hiệu quả chưa cao của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các doanh nghiệp Việt Nam chưa tích cực chuẩn bị để khai thác các cơ hội to lớn và sẵn sàng với các thách thức mới khi các hiệp định thương mại tự do mới ký kết có hiệu lực.
Cử tri và nhân dân đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, làm rõ trách nhiệm bồi thường đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; thực hiện lộ trình tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2016./.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Lào  (20/10/2015)
Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 10 của Chủ tịch Quốc hội  (20/10/2015)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIII  (20/10/2015)
Hội thảo khoa học “Sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”  (20/10/2015)
Bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp  (20/10/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên