Giai cấp công nhân các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay
Một số đặc điểm
Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân các nước. Đối với giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển, sự tác động này tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu của nó cả về số lượng và chất lượng, đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều biểu hiện mới. Nhìn tổng quát, có thể thấy rõ một số điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu dân cư của từng nước (khoảng 15 - 30%), song lại có chiều hướng gia tăng tỷ trọng trong tổng số giai cấp công nhân trên thế giới. Bởi lẽ đa phần dân số thế giới là dân cư các nước đang phát triển (trong tổng số hơn 6 tỷ người trên thế giới hiện nay, chỉ có gần 2 tỷ người sống ở các nước công nghiệp phát triển - các nước OECD, còn lại sống ở các nước đang phát triển). Ở các nước này, trong thế kỷ XX, giai cấp nông dân chiếm số đông, nhưng hiện nay do diễn ra quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng.
Thứ hai, là lực lượng lao động có trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, được đào tạo nghề nghiệp nhất định trong cơ cấu lao động chung. So với giai cấp nông dân và những người làm dịch vụ giản đơn, giai cấp công nhân được đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp tốt hơn.
Thứ ba, là nhóm người lao động đang từng bước được tiếp xúc với khoa học - công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.
Thứ tư, giai cấp công nhân khá đa dạng, phức tạp về thành phần xã hội, về nghề nghiệp chuyên môn. Khác với các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển đang gia tăng về số lượng, cả ở bộ phận công nhân công nghiệp truyền thống, cả ở bộ phận công nhân làm việc trong các lĩnh vực sản xuất mới, lĩnh vực công nghệ cao. Điều này được các nhà nghiên cứu xã hội học lý giải là do các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hoá (còn các nước phát triển đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, chuyển các ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều lao động sang khu vực các nước đang phát triển), đang thu hút đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là của các nước phát triển. Mặt khác, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp đang dần thu hẹp lại, lĩnh vực dịch vụ mở rộng, thì ở các nước đang phát triển, lĩnh vực công nghiệp có xu hướng ngày càng mở rộng.
Thứ năm, một bộ phận giai cấp công nhân các nước đang phát triển làm việc tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đang (hoặc sẵn sàng) chấp nhận sự bóc lột trực tiếp của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận công nhân có mức thu nhập khá hơn so với mặt bằng thu nhập chung của giai cấp công nhân tại đây.
Thứ sáu, cũng như phần lớn các giai tầng lao động khác, giai cấp công nhân ở các nước này có cơ hội và điều kiện thuận hơn để tiếp cận thông tin, các giá trị văn hoá tinh thần từ các dân tộc, các cộng đồng người khác nhau. Nhiều kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đa số họ không chấp nhận kiểu tuyên truyền một chiều, mang tính áp đặt, mà có xu hướng tự do hơn trong việc tiếp nhận các tư tưởng chính trị khác nhau. Hiện nay, giống như đa phần các tầng lớp lao động khác trên thế giới, giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển thường ít quan tâm hơn đến lý tưởng, chủ nghĩa. Mối quan tâm hàng đầu của họ là việc làm, thu nhập và các chế độ phúc lợi xã hội cấp thiết mà họ cần được hưởng. Đây là một khó khăn lớn trong công tác tư tưởng đối với giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước mà Đảng Cộng sản chưa nắm quyền lãnh đạo.
Vai trò và vị trí
Sau những kịch biến chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, ở một loạt nước đang phát triển dấy lên làn sóng đa nguyên, đa đảng, khiến cho đất nước rơi vào bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiên trọng, phong trào công nhân bị phân hóa và phân liệt sâu sắc. Tuy nhiên, phong trào cộng sản và công nhân ở các nước đang phát triển vẫn tồn tại. Từ những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI, phong trào từng bước hồi phục và thu được những thành tựu nhất định. Trước tác động khách quan của cách mạng khoa học- công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, mặc dù số lượng, chất lượng và cơ cấu giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển có những thay đổi đáng kể, song vẫn thể hiện vai trò khá nổi bật trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển không chỉ là lực lượng lao động quan trọng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà còn là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và cách thức tổ chức hiện đại trong sản xuất, giai cấp công nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động. Tại các nước đang phát triển, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, sản xuất công nghiệp và dịch vụ đang gia tăng. Đóng góp của công nghiệp và dịch vụ cho GDP cũng liên tục tăng (ở Việt Nam, các ngành công nghiệp đóng góp tới 40% GDP). Điều đó khẳng định vai trò lao động sáng tạo của giai cấp công nhân trong xã hội - đó là lao động công nghiệp hiện đại. Giai cấp này ngày càng tạo ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.
Quá trình công nghiệp hoá và phát triển khoa học kỹ thuật làm cho kết cấu giai cấp có sự thay đổi rõ nét. Chiều hướng gia tăng về số lượng được khẳng định: năm 1890 toàn thế giới có 80 triệu công nhân, năm 1960 có 315 triệu, năm 1990 có 615 triệu, năm 2003 có trên 800 triệu. Tại các nước đang phát triển, đầu thế kỷ XX có 19 triệu công nhân (trong đó châu Á có 11 triệu, Mỹ La-tinh 5 triệu, châu Phi 3 triệu). Đến cuối thế kỷ XX, giai cấp công nhân ở các nước này tăng lên 217 triệu, trong đó châu Á có 130 triệu, Mỹ La-tinh 63 triệu, châu Phi 24 triệu(1). Hiện nay đội ngũ giai cấp công nhân ở đây đa số là công nhân công nghiệp, số lượng tiếp tục tăng so với số người làm việc trong các lĩnh vực sản xuất khác. Một trong những nguyên nhân của sự gia tăng này trước hết phải kể đến chiến lược công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Mặt khác, các công ty của các nước tư bản phát triển cũng đang chuyển mạnh sang đầu tư tại các nước đang phát triển để thu hút nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ. Ngoài ra, lợi nhuận thu được lại khá cao cũng dẫn đến sự gia tăng giai cấp công nhân ở đây.
Trong bối cảnh đó, trình độ của người lao động nói chung và của giai cấp công nhân các nước đang phát triển nói riêng được nâng lên đáng kể. ở Việt Nam, số công nhân có trình độ học vấn phổ thông tăng từ 62,2% năm 2000 lên 76% năm 2002 và 80% năm 2006. Tỷ lệ qua đào tạo năm 2005 chỉ khoảng 26%, năm 2006 chiếm 31%. Do đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại nên cơ cấu giai cấp công nhân các nước đang phát triển đang được bổ sung ngày càng nhiều những người lao động có trình độ học vấn cao, mà một số nhà nghiên cứu gọi là “công nhân - trí thức”. Bộ phận này tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng có vị trí quan trọng trong sản xuất. Họ vừa sản xuất vừa tham gia phát minh. Ngoài ra, bộ phận công nhân trong ngành dịch vụ cũng ngày càng gia tăng trong những lĩnh vực liên quan đến các quy trình sản xuất có tính chất công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, sự thiếu hụt lao động lành nghề và dư thừa lao động giản đơn không qua đào tạo vẫn đang là vấn đề bức xúc của các nước đang phát triển hiện nay.
Tại các nước đang phát triển, nếu trước đây công nhân chỉ tập trung trong các ngành truyền thống như luyện kim, khai khoáng, dệt may... thì ngày nay đã phát triển sang một số ngành công nghiệp mới, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như điện tử, tin học, dầu khí. dịch vụ…
Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, có thể thấy cơ cấu lao động ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp có chiều hướng giảm.
- Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng - văn hoá: Giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển đóng vai trò là một lực lượng tích cực nhất trong đời sống chính trị đất nước, gắn với sự vận động chính trị của từng quốc gia dân tộc trong tiến trình giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Tại các nước do đảng cộng sản cầm quyền (Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Triều Tiên), giai cấp công nhân là lực lượng không còn thuần tuý là lao động làm thuê, mà đã dần từng bước làm chủ đất nước trên các lĩnh vực, là cơ sở xã hội cơ bản nhất của các đảng cộng sản bên cạnh các tầng lớp lao động khác.
Cũng cần nhận thấy một thực tế hiện nay là, giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước đảng cộng sản chưa nắm quyền lãnh đạo, nhìn chung ít quan tâm đến chính trị và các vấn đề xã hội. Công nhân chủ yếu chỉ nghĩ tới việc làm, lo cho đời sống có thu nhập ổn định, những chế độ phúc lợi cần được hưởng… Tỷ lệ đảng viên trong giai cấp công nhân còn rất thấp, đặc biệt là ở các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân trong nước. Các đảng cộng sản và công nhân ở các nước này đang phải tìm cách thích ứng với tình hình biến đổi cơ cấu giai cấp - xã hội ở trong nước, vị trí của giai cấp công nhân trong phong trào đấu tranh của nhân dân lao động; xác định rõ cơ sở giai cấp - xã hội của đảng và chính sách vận động quần chúng, xây dựng chiến lược và sách lược liên minh hay tham gia các tập hợp lực lượng chính trị quốc gia và quốc tế. Phần lớn các tổ chức đảng của giai cấp công nhân ở đây, về cơ bản, chưa đề ra được chủ trương, chiến lược và sách lược đấu tranh có sức thuyết phục và thu hút lực lượng tham gia. Bản thân chính quyền tư sản ở các nước này đang tăng cường thực thi các chính sách nhằm thu hẹp không gian hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân bằng những quy định pháp lý về điều kiện tham gia tranh cử, nguồn kinh phí hoạt động, khả năng tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng...
* PGS,Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế
Một số thông tin về quan hệ Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la  (18/11/2008)
Nét mới phát triển kinh tế - xã hội ở Mường La  (18/11/2008)
Phát huy vai trò của Việt Nam trong APEC  (18/11/2008)
Nét mới phát triển kinh tế - xã hội ở Mường La  (18/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay