Buôn lậu tại biên giới phía Bắc có chiều hướng phức tạp trở lại
20:57, ngày 21-04-2015
Ngày 21-4-2015, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức Hội nghị công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tỉnh biên giới phía Bắc.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong dịp trước Tết nguyên đán Ất Mùi và quý 1 năm 2015, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới phía Bắc đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý 6.491 vụ việc vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 239 tỷ đồng; khởi tố 675 vụ án hình sự với 936 đối tượng.
Tại Hội nghị, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Văn Cẩn cho biết, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng như các tỉnh biên giới phía Bắc đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc, phân định rõ trách nhiệm, địa bàn quản lý. Về cơ bản, hàng hóa của cư dân biên giới và các doanh nghiệp đã khai báo Hải quan khu vực cửa khẩu và được lực lượng Hải quan, Biên phòng kiểm soát, ngăn chặn các hàng lậu, hàng cấm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như sản xuất trong nước.
Mặc dù có sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh phía Bắc nhưng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang có chiều hướng phức tạp trở lại.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng liên tục thay đổi như tổ chức vận chuyển hàng lậu qua các vùng xa xôi, hẻo lánh trước đây không phải là địa bàn trọng điểm; thay đổi tuyến vận chuyển hàng lậu từ đường bộ sang đường hàng không và đường biển; lợi dụng các chính sách ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu trên thị trường, các quy định trong khai báo hải quan; gian lận về chủng loại, số lượng, đơn vị tính, giá tính thuế, nhãn mác, giấy phép nhập khẩu, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan; lợi dụng các quy định của ngành đường sắt về vận chuyển hàng hóa, hành khách...
Đặc biệt, trên tuyến đường bộ, đường biển của một số tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biên do có địa hình hiểm trở, nhiều đường mòn, lối tắt nên đã hình thành nhiều khu vực, địa bàn trọng điểm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, manh động hơn, hình thành các tụ điểm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu từ biên giới vào nội địa.
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu góp ý vào phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, tập trung vào một số vấn đề như làm thế nào để tăng cường các giải pháp nhằm ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác phối hợp giữa các địa phương, các lực lượng chức năng chưa tạo thành hệ thống đồng bộ, cần được trao đổi thông tin kịp thời và chặt chẽ hơn; vẫn còn bất cập, sơ hở trong cơ chế, chính sách đang bị các đối tượng lợi dụng, đặc biệt là về thẩm quyền, chế tài xử lý vi phạm; trang thiết bị cần được tăng cường./
Tại Hội nghị, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Văn Cẩn cho biết, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng như các tỉnh biên giới phía Bắc đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc, phân định rõ trách nhiệm, địa bàn quản lý. Về cơ bản, hàng hóa của cư dân biên giới và các doanh nghiệp đã khai báo Hải quan khu vực cửa khẩu và được lực lượng Hải quan, Biên phòng kiểm soát, ngăn chặn các hàng lậu, hàng cấm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như sản xuất trong nước.
Mặc dù có sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh phía Bắc nhưng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang có chiều hướng phức tạp trở lại.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng liên tục thay đổi như tổ chức vận chuyển hàng lậu qua các vùng xa xôi, hẻo lánh trước đây không phải là địa bàn trọng điểm; thay đổi tuyến vận chuyển hàng lậu từ đường bộ sang đường hàng không và đường biển; lợi dụng các chính sách ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu trên thị trường, các quy định trong khai báo hải quan; gian lận về chủng loại, số lượng, đơn vị tính, giá tính thuế, nhãn mác, giấy phép nhập khẩu, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan; lợi dụng các quy định của ngành đường sắt về vận chuyển hàng hóa, hành khách...
Đặc biệt, trên tuyến đường bộ, đường biển của một số tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biên do có địa hình hiểm trở, nhiều đường mòn, lối tắt nên đã hình thành nhiều khu vực, địa bàn trọng điểm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả. Các đối tượng hoạt động có tổ chức, manh động hơn, hình thành các tụ điểm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu từ biên giới vào nội địa.
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu góp ý vào phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, tập trung vào một số vấn đề như làm thế nào để tăng cường các giải pháp nhằm ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác phối hợp giữa các địa phương, các lực lượng chức năng chưa tạo thành hệ thống đồng bộ, cần được trao đổi thông tin kịp thời và chặt chẽ hơn; vẫn còn bất cập, sơ hở trong cơ chế, chính sách đang bị các đối tượng lợi dụng, đặc biệt là về thẩm quyền, chế tài xử lý vi phạm; trang thiết bị cần được tăng cường./
Vận dụng tư tưởng V.I Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam  (21/04/2015)
Chủ tịch nước đến Jakarta tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi  (21/04/2015)
Việt Nam ủng hộ Sáng kiến tầm nhìn mới trong nông nghiệp  (21/04/2015)
“Chính sách kinh tế mới” của V.I. Lê-nin - một cơ sở lý luận quan trọng của đổi mới ở Việt Nam  (21/04/2015)
Bàn giải pháp phát triển làng nghề trong thời kỳ hội nhập  (21/04/2015)
Phối hợp tu bổ, tôn tạo các đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia  (21/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên