Vietnam Airlines thông báo sẽ đổi mới toàn bộ đội tàu bay
Thực hiện mục tiêu đề ra, Vietnam Airlines cũng vừa tiến hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất nhằm thống nhất các chỉ tiêu cụ thể về tài chính, chiến lược kinh doanh và cơ chế vận hành trong giai đoạn tới.
Đổi mới toàn diện
Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc của Vietnam Airlines cho biết, để tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ, thời gian tới Vietnam Airlines sẽ đổi mới toàn bộ đội tàu bay.
Cụ thể, trong năm 2015, Vietnam Airlines sẽ nhận 12 chiếc máy bay mới gồm (3 máy bay A321, 4 máy bay A350, 5 chiếc B787-9), trả 2 tàu A330, đồng thời dự kiến sẽ bán 3 tàu ATR-72 đã hết khấu hao và bán 2 tàu B777-200ER sản xuất năm 2003 (hết khấu hao vào năm 2019) để trẻ hóa và hiện đại hóa đội tàu bay thân rộng.
Theo lý giải của ông Minh, sở dĩ Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ tiến hành bán tàu B777-200ER chưa hết khấu hao do đội bay này đã khai thác hơn 10 năm, không đảm bảo chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường, không đáp ứng được mục tiêu bán khách doanh thu cao, cải thiện cơ cấu khách và tăng doanh thu trung bình.
Lý giải thêm về việc này, ông Lê Trường Giang, người phát ngôn của Vietnam Airlines cho biết thêm, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và trẻ hóa đội tàu bay, các tàu bay thế hệ mới (A350, B787-9) của hãng sẽ được đưa vào khai thác bắt đầu từ giữa năm 2015.
Đây là dòng tàu bay được trang bị các tính năng mới cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời có ưu thế về tiết kiệm chi phí nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng so với B777-200ER.
Ngoài ra, hai tàu bay B777- 200ER sản xuất 2003 có các hợp đồng vay vốn mua tàu bay kết thúc thời hạn vay vào cuối năm 2014 và năm 2015 nên Vietnam Airlines hoàn toàn có thể triển khai bán 2 tàu bay này trong năm 2015.
Cũng theo lộ trình, từ nửa cuối năm 2015 trên các đường bay châu Âu, Vietnam Airlines sẽ chuyển sang khai thác bằng tàu bay thế hệ mới B787 và A350. Đối với đường bay Anh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam chuyển sang khai thác tại London Heathrow từ cuối tháng 3-2015.
Riêng đường bay Nga, Vietnam Airlines sẽ chủ động cắt giảm tổng tần suất xuống còn 4-5 chuyến tuần. Ngoài ra, Vietnam Airlines sẽ khôi phục lại các đường bay Trung Quốc, Thái Lan; tăng tần suất, hoàn thiện sản phẩm các đường bay đi/đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Thực hiện đổi mới trong chiến lược kinh doanh, Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ kết hợp với các hãng hàng không như Jetstar Pacific, Cambodia Angkor Air, VASCO xây dựng dải sản phẩm đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các đối tượng khách hàng.
Thiết kế sản phẩm tạo ra bản sắc văn hóa trong dịch vụ Vietnam Airlines, khác biệt rõ nét với các hãng cạnh tranh đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đạt tiêu chuẩn 4 sao, phấn đấu đến năm 2020 trở thành Hãng hàng không được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất.
Hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua Vietnam Airlines cũng đã thử nghiệm đưa vào một số dịch vụ mới để phục hành khách, thay đổi trang phục tiếp viên trên máy bay, triển khai sản phẩm khung giờ đẹp và đưa dần các tàu bay A321 vào thay thế đội tàu bay ATR-72...
Những mục tiêu dài hạn
Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho biết: Trên cơ sở đánh giá triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cũng như đánh giá môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển ngành vận tải Hàng không của Chính phủ, thực hiện các mục tiêu đề ra, trong năm 2015 và những năm tiếp theo Vietnam Airlines sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư; tiếp tục thực hiện công tác thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp theo đúng lộ trình tái cơ cấu Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các nội dung cụ thể được thực hiện gồm: xây dựng phương án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ mặt đất trên cơ sở tổ chức lại 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc hiện nay là chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất với số vốn điều lệ là 450 tỷ đồng.
Xây dựng phương án thành lập Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) hiện đang là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty hàng không Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số vốn điều lệ dự tính là 750 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện Vietnam Airlines cũng đang tiếp tục thoái vốn tại 10 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn thu được tạm tính theo mệnh giá là 203 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Ngọc Minh, để thực hiện các mục tiêu trước mắt và lâu dài, Vietnam Airlines hiện đang tiếp tục tổ chức lại hệ thống, nâng cấp tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng dịch vụ để đạt tiêu chuẩn 4 sao. Triển khai đồng bộ cả trong các khối kỹ thuật, thương mại, khai thác, dịch vụ. Xây dựng nề nếp, tác phong làm việc hiệu quả, phong cách ứng xử có văn hóa đối với khách hàng, đối tác. Thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp để từng bước thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietnam Airlines và từng bước nâng dần tỷ trọng khách thu nhập cao./.
Thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định và lành mạnh  (05/04/2015)
Đồng bào Khmer ở Bạc Liêu vui đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2015  (05/04/2015)
Khai mạc Liên hoan quần chúng “Câu hò nối những dòng sông”  (05/04/2015)
Thủ tướng Nga Medvedev: Việt Nam dần trở thành quốc gia hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương  (05/04/2015)
Thủ tướng Nga Medvedev: Việt Nam dần trở thành quốc gia hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương  (05/04/2015)
Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung  (05/04/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên