Chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu ngày 9-10 tiếp tục xuống dốc bất chấp các nhà hoạch định chính sách hàng loạt nước trên thế giới đã hành động quyết liệt để kiềm chế các nhà đầu tư hoảng hốt bán tháo cổ phiếu.
Ở thời điểm vài phút trước khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 9-10, các loại cổ phiếu chủ lực tại thị trường chứng khoán Mỹ nhất loạt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Sự mất giá thảm hại từ 7% đến hơn 8% chủ yếu là do các công ty đánh giá tình hình thị trường toàn cầu dự báo doanh số bán ra của các loại ôtô trên toàn thế giới giảm mạnh trong năm 2008 và 2009 do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng xuất phát từ Mỹ và đang trên đà lan rộng toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, chỉ số Dow Jones của 30 tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ đến cuối ngày 9-10 giảm trung bình 7,3%, tương đương 678,91 điểm, chỉ còn 8.579,19 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 6/8/2003, chỉ số đắt giá nhất này của Mỹ giảm xuống dưới ngưỡng 9.000 điểm.
Chỉ số Standard & Poor 500 trong ngày 9-10 thậm chí còn giảm mạnh hơn, tới 7,6%, tương đương 75,02 điểm, chỉ còn 909,92 điểm trong khi chỉ số Nasdaq giảm 5,47%, còn 1.645,12 điểm. Chỉ số Russell 2000 của các doanh nghiệp nhỏ giảm 8,68%, chỉ còn 499,20 điểm.
Đây là phiên giao dịch thứ 7 liên tiếp các loại cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm, hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng lan rộng. Như vậy, trong vòng một năm qua, chỉ số Dow Jones đã giảm tổng cộng 5.585 điểm, tương đương 39%, từ mức đỉnh cao 14.198 điểm. Cổ phiếu Standard & Poor 500 trong một năm qua giảm tổng cộng 655 điểm, tương đương 42%, từ mức đỉnh cao 1.565,15 điểm.
Tại châu Âu, giá cổ phiếu cuối ngày 9-10 giảm mạnh bất chấp việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định ''bơm'' một lượng tiền mặt rất lớn cho các thể chế tài chính đang khan hiếm tín dụng.
Sau khi giá cổ phiếu ở Mỹ ngày 9-10 giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, chỉ số FTSE 100 trên thị trường chứng khoán London (Anh) cũng giảm 1,21% xuống còn 4.313,80 điểm trong khi tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp lúc kết thúc phiên giao dịch buổi chiều giảm 1,55% xuống còn 3.442,70 điểm. Chỉ số Frankfurt Dax của Đức cũng giảm 2,53%, còn 4.887 điểm.
Trong hai ngày qua, thị trường chứng khoán Mátxcơva liên tục biến động. Kết thúc phiên giao dịch 9/10, chỉ số hàng đầu của Nga RTS tính theo giá trị đồng USD tăng 10,91% lên 844,75 điểm so với phiên giao dịch ngày 8-10, trong lúc RTF giảm tới 11,25% sau vụ sụp đổ hàng loạt của thị trường chứng khoán châu Á. Trên thị trường hối đoái MICEX ngày 9/10, chỉ số chính thức tính theo đồng rup cũng tăng 9,8%, dần phục hồi mức 14% của ngày trước đó.
Tại châu Á, giá cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán Tô-ki-ô giảm 0,5%, tuy nhiên giá cổ phiếu tại Hồng Kông lại tăng 3,3% sau khi khu vực này theo gương Hàn Quốc và Đài Loan giảm lãi suất cho vay.
Cơn lốc khủng hoảng tài chính lan đến Mỹ Latinh tác động không nhỏ đến các nền kinh tế lớn nhất khu vực. Ngày 9/10, thị trường chứng khoán Brazil và Argentina đồng loạt sụt giảm mạnh. Chỉ số chứng khoán Ibovespa tại Sao Paulo giảm 3,92%, xuống còn 37,080 điểm, mức thấp nhất trong hai năm qua. Chỉ số Merval của Argentina cũng giảm tới 4,99% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2005.
Tại Mexico, giá cổ phiếu giảm 1,78%, trong khi tỷ giá của đồng nội tệ peso so với đồng USD cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục, với 12,80 peso/1 USD./.
Ngăn chặn phá rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bằng dân tộc thiểu số ở Bình Phước  (12/10/2008)
Thêm 100 doanh nhân tiêu biểu  (12/10/2008)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị xong nội dung kỳ họp thứ tư  (11/10/2008)
Tổng thống Cộng hòa Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam  (11/10/2008)
FIABCI: Thị trường Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư  (11/10/2008)
Về bầu trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở  (11/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên