FIABCI: Thị trường Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư
Trong hai ngày 10 và 11-10, Hội nghị thượng đỉnh Ban thư ký Liên đoàn bất động sản quốc tế (FIABCI) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 7 đã diễn ra tại Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị do Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức. Tham dự Hội nghị có gần 500 đại biểu đến từ các nước và vùng lãnh thổ: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Hồng Kông - Trung Quốc, Việt Nam.
FIABCI cũng thu hút nhiều chuyên gia bất động sản đến từ các quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn như Dragon Capital, CapitaLand, Hall Chadwick Asia…
Nội dung của Hội nghị lần thứ 7 này xoay quanh cơ hội đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - một điểm sáng của thị trường bất động sản hiện nay; xu hướng đầu tư vào bất động sản ở châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh khủng khoảng tài chính toàn cầu; triển vọng của ngành kinh doanh loại hình bất động sản kết hợp giữa căn hộ và khách sạn (condo-hotel) trong khu vực; tương lai của thị trường đầu tư cao ốc văn phòng cho thuê tại Việt Nam, phát triển nhà ở giá rẻ…Đồng thời, Hội nghị cũng thảo luận ảnh hưởng của toàn cầu hóa và mô hình đầu tư thông qua quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) năm 2008.
Trong phát biểu chào mừng Hội nghị, ông Dato' Alan Tong - Chủ tịch Ban thư ký FIABCI châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: "Khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, 10 năm trước đây đã từng bị khủng hoảng tài chính, vì vậy các quốc gia, các thành phần kinh tế trong từng quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị về mặt tinh thần để ứng phó”.
Theo ông Trương Trọng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), trong 9 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 57 tỉ USD. Trong đó, hơn một nửa được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chủ yếu là các dự án phát triển nhà ở và bất động sản phục vụ du lịch. Ông Nghĩa cho rằng, trong tình hình kinh tế khó khăn chung, Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn “sóng dữ”, nhưng do những quyết sách và hành động kịp thời của Chính phủ nên tốc độ lạm phát đã giảm, thâm hụt thương mại giảm và tín dụng được nới lỏng, tốc độ GDP tăng trên 6%; thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Đến nay, đã có 23 công ty hàng đầu của Mỹ cam kết trở thành nhà đầu tư của Việt Nam như: Boeing, Ford, Qualcomm, IBM, FeDex…
Nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư nhận xét, nếu đầu tư trung và dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng nhất của khu vực châu Á. Việt Nam có đến 70% dân số dưới 40 tuổi và 57% dân số dưới 25 tuổi. Mức thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 839USD. Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.000USD/năm. Những yếu tố này được coi là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho một tương lai đầu tư lâu dài.
Theo kinh nghiệm phát triển của các quốc gia, nhu cầu nhà ở tăng mạnh sẽ kéo theo thị trường bất động sản phát triển mạnh khi mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 2.000USD/năm. Giai đoạn phát triển này tiếp tục được kéo dài trong vòng từ 15 đến 30 năm, thông thường, cho đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt từ 8.000 -10.000USD/năm.
Cũng tại Hội nghị này, nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư đều có chung một nhận định, việc phát triển đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa hiệu quả; quy hoạch phát triển mới theo chiều rộng, nhà ở đa số là nhà thấp tầng, rất lãng phí đất; Thành phố nên tăng tầng cao đô thị, tiết kiệm đất, mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông và tăng năng lực của các phương tiện vận tải hành khách công cộng./.
Về bầu trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở  (11/10/2008)
Trật tự thế giới mới nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ  (11/10/2008)
Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đề xuất trật tự an ninh quốc tế mới  (11/10/2008)
Thu hút đầu tư theo hướng chọn lọc và nói “không” với những dự án gây ô nhiễm môi trường  (10/10/2008)
Tổng thống Mỹ triệu tập họp khẩn cấp với G7  (10/10/2008)
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024: Tăng tốc, sáng tạo, bứt phá, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nguồn lực, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nhìn lại quan hệ Mỹ - Trung Đông dưới thời kỳ Tổng thống Mỹ Joe Biden
- Tăng cường công tác tư tưởng đối với quân nhân ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay