Tổ chức Đảng, Công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động
Đà Nẵng: Quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 15.051 doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; trong đó có 14.678 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 373 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số trên 256.000 lao động.
Năm 2014, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở Đà Nẵng đã thành lập được 18 tổ chức cơ sở Đảng, phát triển thêm 251 đảng viên (trong đó có 3 đảng viên là chủ doanh nghiệp); thành lập thêm 136 tổ chức công đoàn, kết nạp được 3.688 đoàn viên công đoàn; thành lập mới 22 tổ chức Đoàn Thanh niên, kết nạp thêm 323 đoàn viên; thành lập mới 10 tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên, Câu lạc bộ thanh niên, phát triển 428 hội viên Hội Liên hiệp thanh niên.
Năm 2015, các huyện ủy, quận ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp có nhiều lao động; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới trong doanh nghiệp, quan tâm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Thành phố phấn đấu thành lập thêm 20 tổ chức cơ sở đảng và kết nạp 300 đảng viên mới trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; tiếp tục thực hiện công tác chuyển đảng viên đang sinh hoạt tại nơi cư trú, có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên đến sinh hoạt tại các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp.
Các cấp ủy đảng tiếp tục tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Cấp ủy cấp trên trực tiếp tăng cường hơn nữa trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các đảng bộ, chi bộ thực hiện tốt quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp tư nhân và quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp với các cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức công đoàn, phát triển đoàn viên, tập trung vào các doanh nghiệp có trên 20 lao động; xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các tổ chức công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn cấp trên cho phù hợp với sự lãnh đạo của công đoàn và cấp ủy cấp trên trực tiếp, có thể thực hiện thí điểm ở một số quận. Liên đoàn Lao động thành phố cũng tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc ký kết thỏa ước lao động tập thể tại những doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Năm 2015, Đà Nẵng phấn đấu thành lập 120 tổ chức công đoàn; kết nạp mới 3.500 đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động Thủ đô
Năm 2014, phong trào công nhân viên chức - lao động và hoạt động công đoàn Thủ đô đã bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, chương trình công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động công đoàn trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế cần khắc phục nhằm cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Trần Văn Thực, các cấp công đoàn đã đạt kết quả tốt ở nhiều nội dung, nhiệm vụ mới và khó như: Thu kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; Đề án giao công đoàn phường đôn đốc thu kinh phí công đoàn ở doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có tổ chức công đoàn; làm điểm công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo phương thức mới, chỉ đạo thành lập công đoàn cơ sở ghép; Đề án thí điểm hoạt động công đoàn Trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động quận…
Thành phố đã có nhiều đổi mới công tác thi đua khen thưởng và đã thành lập được 8 cụm thi đua theo đặc thù, loại hình công đoàn cấp trên cơ sở, xây dựng quy chế hoạt động để phân loại đánh giá thi đua hàng năm. Có thể kể đến những phong trào thi đua điển hình của công nhân viên chức - lao động Thủ đô như: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô, “Người tốt, việc tốt”, “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… Các phong trào thi đua luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và được thực hiện sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, được đông đảo đoàn viên và người lao động hưởng ứng, nhất là trong dịp chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước. Qua đó, hàng vạn sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, công nhân lao động được áp dụng với giá trị làm lợi hàng trăm tỷ đồng.
Đáng chú ý, trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đến các cấp công đoàn cơ sở; thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống các khu công nghiệp, khu chế xuất nắm bắt tình hình tư tưởng công nhân lao động, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước trong công nhân lao động bằng các hành động cụ thể, thiết thực góp phần động viên các lực lượng chấp pháp và ngư dân bám biển phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Trên thực tế, công tác công đoàn Thủ đô còn những bất cập cần có sự tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành để đảm bảo tốt hơn nữa quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Tiền lương, thu nhập của người lao động vẫn là một vấn đề bức thiết hiện nay. Thu nhập bình quân đạt 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động. Điều kiện làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm được cải thiện. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn diễn biến phức tạp. Trong năm qua, trên địa bàn thành phố xảy ra 22 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 23 người chết. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động chậm được cải thiện. Tính đến nay, Hà Nội có hơn 8.100 đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế với số tiền 1.400 tỷ đồng, tăng 204,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013, ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng nghìn người lao động, trong khi các chế tài xử lý doanh nghiệp trốn đóng hay chiếm đoạt, nợ đọng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa đủ sức răn đe.
Năm 2015, hoạt động công đoàn Thủ đô sẽ tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là đối tượng công nhân viên chức - lao động có hoàn cảnh khó khăn, giới thiệu tìm việc làm đối với công nhân mất việc và thiếu việc làm.
Cùng với đó, các cấp công đoàn chủ động tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đoàn viên và người lao động, trong đó chú trọng chế tài thực thi luật. Công đoàn tích cực hơn nữa trong việc phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện các chế độ, chính sách trong các loại hình doanh nghiệp; kiến nghị xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm. Cũng trong năm 2015, công đoàn sẽ phối hợp khởi kiện các doanh nghiệp cố tình trốn và nợ đóng bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời các cuộc tranh chấp lao động; tích cực tham gia sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Mặt khác, phối hợp thực hiện tốt quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động.
Để đạt được những mục tiêu trên, các cấp công đoàn thành phố sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn và chất lượng đoàn viên; mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn về kỹ năng hoạt động, phương pháp thương lượng, hòa giải tranh chấp lao động và xây dựng Thỏa ước lao động tập thể tại cơ sở. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bắc Giang: Đổi mới hoạt động công đoàn, hướng mạnh về cơ sở
Trong năm 2015, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Giang tiếp tục bám sát bốn chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong đó đẩy mạnh phát triển đoàn viên công đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp; nâng cao việc thương lượng, ký kết, tổ chức thực hiện tập thể; không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của công nhân, người lao động; nâng cao trình độ của cán bộ công đoàn. Cùng với đó, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Giang phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội của Công đoàn; tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thời gian tới, các cấp công đoàn tỉnh Bắc Giang đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, quan tâm động viên công nhân, viên chức lao động vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, các cấp công đoàn chú trọng quan tâm, chăm lo đời sống công nhân, người lao động, không để gia đình công nhân, người lao động nào không có Tết; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phong phú, lành mạnh cho người lao động đón Tết...
Năm 2015, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang phấn đấu kết nạp trên 10.000 đoàn viên công đoàn; thành lập 25 công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp; có trên 80% công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Công đoàn, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trên 80% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị người lao động./.
Cựu Tổng thống Liên Xô cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân  (11/01/2015)
Iran và Venezuela cam kết "vô hiệu hóa" mối đe dọa về giá dầu  (11/01/2015)
Hội nghị chuẩn bị cho Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2015 tại Hà Nội  (10/01/2015)
Đoàn Việt Nam tham khảo kinh nghiệm ổn định tiền tệ từ Italy  (10/01/2015)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên