Hội nghị “Chính sách hướng Đông” đánh giá cao vai trò của Việt Nam
Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Giao thông - Vận tải, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ, Bí thư phương Đông Bộ Ngoại giao, các học giả, nhà nghiên cứu, các cựu Đại sứ Ấn Độ tại các nước châu Á và đại biểu đến từ 19 quốc gia, trong đó có Bangladesh, Nepal, Nhật Bản, cùng Đại sứ/Cao ủy nhiều nước tại Ấn Độ.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Trong hai ngày làm việc, Hội nghị đã điểm lại kết quả “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ thời gian qua trên mọi lĩnh vực và nhất trí rằng thương mại, đầu tư của Ấn Độ vào khu vực còn rất nhiều tiềm năng để khai thác; kết nối đường bộ, đường biển và đường không cần được mở rộng và tăng cường; các bên cần tôn trọng an ninh tại khu vực; đẩy mạnh vai trò của giáo dục, văn hóa và vùng Đông Bắc Ấn Độ trong việc triển khai “Hành động phía Đông”.
Các tham luận tại Hội nghị đều đánh giá cao vai trò trụ cột của Việt Nam trong “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành khẳng định sau hơn hai thập niên triển khai thực hiện “chính sách hướng Đông”, Ấn Độ đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình cấu trúc an ninh và liên kết kinh tế khu vực. Sau khi chính phủ mới lên cầm quyền, Thủ tướng Narendra Modi tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ chính sách này và chuyển sang giai đoạn “Hành động phía Đông".
Đại sứ bày tỏ vui mừng rằng các nhà lãnh đạo Ấn Độ luôn khẳng định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong “chính sách hướng Đông” và nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với Ấn Độ, ủng hộ “chính sách hướng Đông”, mong muốn chứng kiến sự hiện diện nhiều hơn của Ấn Độ trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực.
Để “Hành động phía Đông” được triển khai hiệu quả, Đại sứ Tôn Sinh Thành đề nghị tăng cường kết nối đường bộ, đường biển và đường không giữa Ấn Độ và khu vực Đông Á; Ấn Độ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), sớm hiện thực hóa Hiệp định Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN; Ấn Độ tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực và giải quyết các thách thức về an ninh và các điểm nóng trong khu vực, ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy quá trinh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Không tăng biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập  (15/12/2014)
Xây dựng Học viện Chính trị là trung tâm hàng đầu về đào tạo cán bộ  (15/12/2014)
Xây dựng Học viện Chính trị là trung tâm hàng đầu về đào tạo cán bộ  (15/12/2014)
Ngoại trưởng Nga, Mỹ sẽ hội đàm về tình hình Palestine, Ukraine  (14/12/2014)
Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Qatar đầu tư  (14/12/2014)
Trên 12 triệu trẻ đã được tiêm vắcxin sởi - Rubella an toàn  (14/12/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên