Công khai thông tin đất đai ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ
TCCSĐT - Ngày 12-12-2014, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố báo cáo Công khai thông tin đất đai tại Việt Nam. Tham dự Lễ công bố có nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển, bà V. Ka-oa (Victoria Kwakwa) Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam và ông J. Ca-py (Jim Carpy) Trưởng đại diện Văn phòng Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, đất đai là nguồn sản xuất và sinh kế của hàng triệu người, luôn được quan tâm đặc biệt, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi từ hệ thống kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đây cũng là một nguồn lực với nguồn cung hữu hạn và là đối tượng gắn với nhiều cải cách trong những thập niên trước. Đồng thời, nhu cầu về đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như bảo vệ quyền lợi của các hộ nông dân nhỏ và những người sử dụng đất khác đang đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó có công khai thông tin đất đai.
Theo Báo cáo, việc thông tin công khai đất đai tại Việt Nam đã được cải thiện, nhưng thực tế vẫn chưa đầy đủ so với yêu cầu của luật pháp. Nghiên cứu Công khai thông tin đất đai cho thấy, những cải cách trong vài thập niên qua đã giúp cải thiện tình hình công khai thông tin đất đai liên quan đến các vấn đề đất đai, tuy nhiên, ở một vài nơi, công chức có trách nhiệm vẫn không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
Báo cáo sử dụng phương pháp tiếp cận mới là đo lường mức độ công khai thông tin thực tế qua quan sát trực tiếp trên trang mạng và tại trụ sở các cơ quan chính quyền. Chỉ số tiếp cận thông tin đất đai trực tuyến và chỉ số tiếp cận thông tin đất đai tại trụ sở ở cấp tỉnh đã được xây dựng cho toàn bộ 63 tỉnh, thành phố.
So với năm 2010, công khai thông tin đất đai đã từng bước được cải thiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều thông tin được công khai hơn, việc tiếp cận cũng dễ dàng hơn. Có thể thấy được sự cải thiện đó ở cả cấp tỉnh, huyện và xã, cũng như trên các trang mạng của tỉnh. Mặc dù những cải thiện này rất ấn tượng, thực trạng công khai thông tin đất đai vẫn còn chưa đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.
Do vậy, Báo cáo kiến nghị cần thể chế hóa quyền tiếp cận thông tin dưới hình thức một luật quy định nguyên tắc mọi thông tin là công khai trừ những thông tin nằm trong danh mục ngoại lệ. Bà V. Ka-oa nhận định: “Nâng cao minh bạch trong quản lý đất đai là một vấn đề then chốt tại Việt Nam nhằm sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững hơn”.
Để tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia đã kiểm tra tình hình công khai thông tin liên quan đến đất đai trên các trang mạng của 63 tỉnh, thành cũng như tại các cơ quan chức năng của từng tỉnh, 126 huyện và 321 xã vào cuối năm 2013 đầu năm 2014. Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị cho tất cả các địa phương được khảo sát về cách thức cải thiện tình hình công khai thông tin của mình và tất cả đều được chia sẻ những thực tiễn công khai thông tin tốt được áp dụng ở một số cơ quan hành chính để họ có thể học hỏi lẫn nhau. Ví dụ Thừa Thiên Huế có một Cổng thông tin đất đai riêng, hay Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh có một phòng riêng trưng bày các đồ án, bản đồ và mô hình quy hoạch đô thị. Bà Trần Thị Lan Hương, đồng tác giả của Báo cáo khẳng định: “Điều đó có nghĩa là mỗi tỉnh, huyện hay xã biết chính xác mình cần làm gì để nâng cao tính minh bạch”.
Về cơ bản, những khó khăn trong công khai thông tin gắn liền với thái độ, năng lực và công tác chỉ đạo của các cơ quan chức năng địa phương, ba yếu tố thường cộng hưởng lẫn nhau. Ông J. Ca-py, Trưởng đại diện DFID chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng những khuyến nghị thiết thực của Báo cáo sẽ giúp các cơ quan trung ương và địa phương cải thiện tình hình tiếp cận thông tin của người dân trong quản lý đất đai”. Một khuôn khổ tốt hơn cho minh bạch với Luật tiếp cận thông tin có thể giúp cải thiện công khai và minh bạch thông qua việc thể chế hóa quyền tiếp cận thông tin.
Kết luận Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Hiển nói: “Báo cáo nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo đối với các cơ quan quản lý đất đai, giúp tăng cường việc công khai thông tin đất đai tại Việt Nam”./.
Phương thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới  (12/12/2014)
Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố 8 Luật  (12/12/2014)
Vai trò của Quốc hội trong định hình cơ chế mới về quản trị nước  (12/12/2014)
Duyệt kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân  (12/12/2014)
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc  (12/12/2014)
Đổi tên Vùng Cảnh sát biển 2 thành Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2  (12/12/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay