Cần thống nhất từ Trung ương đến địa phương về điều hành giá
21:37, ngày 09-12-2014
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá năm 2014, định hướng quản lý, điều hành giá năm 2015 diễn ra ngày 09-12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá Vũ Văn Ninh khẳng định công tác điều hành quản lý, điều hành về giá về cơ bản đã kiên trì, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ, các bộ, ban, ngành đã chủ động, linh hoạt, bám sát tình hình, diễn biến của thị trường, phối hợp tốt, chặt chẽ và hiệu quả với các chính sách khác như: chính sách kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… đã đảm bảo ổn định được nền kinh tế vĩ mô.
Công tác quản lý, điều hành giá cơ bản đã đi đúng lộ trình đặt ra, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, không để tình trạng thiếu hàng. Điều hành giá một số các mặt hàng quan trọng, thiết yếu đã có những bước tiến dài, làm thay đổi nhận thức trong xã hội.
Chính phủ đã đề ra các giải pháp thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng năng lượng (điện, than, xăng) và dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục…) theo lộ trình và mức độ phù hợp, phối hợp đồng bộ với các chính sách liên quan đảm bảo yêu cầu kiểm soát lạm phát, nhằm thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11-11-2013 về mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế…”
Trong 11 tháng của năm 2014, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải… đã chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng, dầu, điện, than, dịch vụ y tế, giáo dục… theo hướng từng bước thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Các Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá trên địa bàn, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô đã thực hiện giảm giá cước vận tải và kê khai lại tại Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải địa phương.
Bên cạnh đó, tính đến tháng 12-2014, cơ quan quản lý đã công bố giá tối đa và giá đăng ký của 606 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, mức giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi đã giảm khoảng 0,1 - 34% tùy từng chủng loại sữa so với thời điểm trước khi áp dụng biện pháp bình ổn giá…
Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03-9-2014 của Chính phủ một cách linh hoạt, đồng thời sử dụng các công cụ tài chính nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá chung…
Công tác quản lý, điều hành giá năm 2014 đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NĐ-CP ngày 02-01-2014 của Chính phủ: Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp (chỉ số giá tiêu dùng tháng 11-2014 chỉ tăng 2,08% so với tháng 12-2013. Đây là mức tăng thấp nhất so với mức tăng cùng kỳ hơn 10 năm gần đây), giá cả thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại; không xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Đồng thời, đã tiếp tục từng bước thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ khám chữa bệnh… theo đúng chủ trương và lộ trình đã đề ra; thực hiện có hiệu quả công tác bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực Cảng Cái Mép - Thị Vải, giá cước vận tải ô tô và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu khác.
Về định hướng công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Ban Chỉ đạo cần tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để sớm ban hành Chỉ thị về đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá cả… trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan cần có kế hoạch cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa; cần tăng cường công tác kiểm tra niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Ngoài ra, các địa phương trong cả nước cần chủ động có kế hoạch dự trữ, chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đáp ứng đủ yêu cầu cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2015.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác quản lý, điều hành giá năm 2015 cần được thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Các bộ, ngành là thành viên trong Ban Chỉ đạo cần tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hoàn thiện các chế tài quản lý giá. Tăng cường công tác dự báo, cập nhật phân tích tình hình giá cả hàng hóa trong nước và thế giới./.
Công tác quản lý, điều hành giá cơ bản đã đi đúng lộ trình đặt ra, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, không để tình trạng thiếu hàng. Điều hành giá một số các mặt hàng quan trọng, thiết yếu đã có những bước tiến dài, làm thay đổi nhận thức trong xã hội.
Chính phủ đã đề ra các giải pháp thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng năng lượng (điện, than, xăng) và dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục…) theo lộ trình và mức độ phù hợp, phối hợp đồng bộ với các chính sách liên quan đảm bảo yêu cầu kiểm soát lạm phát, nhằm thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11-11-2013 về mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế…”
Trong 11 tháng của năm 2014, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải… đã chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng, dầu, điện, than, dịch vụ y tế, giáo dục… theo hướng từng bước thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Các Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá trên địa bàn, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô đã thực hiện giảm giá cước vận tải và kê khai lại tại Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải địa phương.
Bên cạnh đó, tính đến tháng 12-2014, cơ quan quản lý đã công bố giá tối đa và giá đăng ký của 606 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, mức giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi đã giảm khoảng 0,1 - 34% tùy từng chủng loại sữa so với thời điểm trước khi áp dụng biện pháp bình ổn giá…
Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03-9-2014 của Chính phủ một cách linh hoạt, đồng thời sử dụng các công cụ tài chính nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá chung…
Công tác quản lý, điều hành giá năm 2014 đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NĐ-CP ngày 02-01-2014 của Chính phủ: Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp (chỉ số giá tiêu dùng tháng 11-2014 chỉ tăng 2,08% so với tháng 12-2013. Đây là mức tăng thấp nhất so với mức tăng cùng kỳ hơn 10 năm gần đây), giá cả thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại; không xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Đồng thời, đã tiếp tục từng bước thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ khám chữa bệnh… theo đúng chủ trương và lộ trình đã đề ra; thực hiện có hiệu quả công tác bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực Cảng Cái Mép - Thị Vải, giá cước vận tải ô tô và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu khác.
Về định hướng công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Ban Chỉ đạo cần tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để sớm ban hành Chỉ thị về đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá cả… trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan cần có kế hoạch cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa; cần tăng cường công tác kiểm tra niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Ngoài ra, các địa phương trong cả nước cần chủ động có kế hoạch dự trữ, chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đáp ứng đủ yêu cầu cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2015.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác quản lý, điều hành giá năm 2015 cần được thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Các bộ, ngành là thành viên trong Ban Chỉ đạo cần tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hoàn thiện các chế tài quản lý giá. Tăng cường công tác dự báo, cập nhật phân tích tình hình giá cả hàng hóa trong nước và thế giới./.
ASEAN giới thiệu chuẩn xếp hạng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ  (09/12/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 01 đến ngày 07-12-2014  (09/12/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Chile Ferrnando Jose Urrutia  (09/12/2014)
Hà Nội và Amsterdam thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương  (09/12/2014)
Các tỉnh, thành ABCD Mekong học tập kinh nghiệm đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của I - xra - en  (09/12/2014)
Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản: Cải thiện môi trường đầu tư  (09/12/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay