Liên hợp quốc triển khai sáng kiến mới chống lãng phí lương thực
Thế giới đang lãng phí một lượng lương thực đủ để cung cấp cho hai tỷ người. Đây là nhận định được Liên hợp quốc đưa ra ngày 24-10 nhân dịp triển khai sáng kiến mới nhằm đối phó với tình trạng "thất thoát lương thực".
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, sáng kiến mới là một chương trình trực tuyến có tên "Cộng đồng Toàn cầu Hành động Giảm thất thoát Lương thực" (Global Community of Practice on Food Loss Reduction), được viết tắt là CoP, do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thực hiện. Mục tiêu của chương trình này là nhằm tạo ra một điểm tra cứu toàn cầu trong việc chia sẻ thông tin giữa các bên có liên quan, chẳng hạn như các cơ quan nhà nước, xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Hệ thống sẽ cho phép các bên có liên quan truy cập những thông tin, sự kiện, tiếp cận đường dẫn tới các thư viện trực tuyến và các dữ liệu cũng như các mạng xã hội và các chương trình đào tạo trực tuyến.
Trong thông cáo báo chí đưa ra nhân dịp chính thức triển khai sáng kiến trên, Phó Tổng Giám đốc FAO phụ trách về Tài nguyên thiên nhiên Maria Helena Semedo nhấn mạnh rằng với hơn 800 triệu người dân trên toàn cầu vẫn phải sống trong đói nghèo thì việc tiết kiệm lương thực có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Theo số liệu ước tính của Liên hợp quốc, khoảng 30% sản lượng lương thực toàn cầu đã bị lãng phí hoặc thất thoát, ước tính lên tới khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực, đủ để cung cấp cho hai tỷ người.
Đại diện cho IFAD, Phó Chủ tịch Michel Mordasini cho rằng trong bối cảnh tình trạng hoang phí lương thực tiếp tục diễn ra, những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm tỷ lệ thất thoát lương thực cần phải mang tính toàn diện. Ông Mordasini cũng nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của nông dân, những người dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng này, và cho rằng cần có những giải pháp kỹ thuật để nông dân có thể tiếp cận được và đủ tiền để mua./.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội giao lưu, đối thoại với thanh niên  (25/10/2014)
Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  (25/10/2014)
Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  (25/10/2014)
Liên minh châu Âu cam kết tiếp tục can dự đầy đủ vào Ukraine  (25/10/2014)
Tổ chức Y tế Thế giới: Số ca nhiễm virus Ebola đã vượt quá 10.000 người  (25/10/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc  (25/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên