Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới
21:19, ngày 14-10-2014
Từ ngày 13 đến ngày 17-10, đoàn đại biểu Việt Nam do giáo sư Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế là Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần thứ 65 tại Manila, Philippines.
Đây là hội nghị quan trọng nhất về y tế trong khu vực, diễn ra hàng năm với sự tham dự của 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Mục tiêu của hội nghị nhằm đưa ra các chính sách y tế lớn của khu vực. Thông qua đó, các chương trình, dự án cũng như ngân sách hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới được triển khai nhằm hỗ trợ các quốc gia chăm sóc sức khỏe cho 1,8 tỷ người dân trong khu vực.
Tổng thống Philippines Benigno S.Aquino III đã đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới Shin Young-soo nhấn mạnh các nội dung trọng tâm là cam kết tiếp tục các cải cách để Tổ chức này hỗ trợ được các quốc gia nhiều hơn nữa trong việc giải quyết các thách thức về y tế, đặc biệt trong việc đối phó với dịch bệnh do virus Ebola gây ra tại một số quốc gia Tây Phi hiện nay và được coi như một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, ông Shin Young-soo cũng khẳng định những kinh nghiệm và thành công trong việc khống chế dịch SARS và nhiều dịch bệnh khác trước đây sẽ giúp Khu vực Tây Thái Bình Dương có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với dịch Ebola và các dịch bệnh mới nổi khác.
Thay mặt Bộ Y tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã có bài phát biểu tại hội nghị. Trong đó, Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đã đạt được của Tổ chức Y tế Thế giới và các quốc gia thời gian qua trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân.
Đó là các lĩnh vực như: mở rộng bao phủ y tế toàn dân, thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế, áp dụng hiệu quả Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi, phát huy hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới cho các quốc gia, phòng chống hiệu quả các thiên tai thảm họa, đặc biệt trong cơn bão Hayan năm 2013 - một trong những siêu bão nhiệt đới lớn nhất kể từ năm 1951.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế Việt Nam cũng chia sẻ một số thành công nổi bật mà Việt Nam đạt được trong năm qua như: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 10 quốc gia đang trong đúng lộ trình thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 4 (giảm tỷ lệ tử vong mẹ) và số 5 (giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi).
Việt Nam cũng đã thông qua Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi vào tháng 6-2014 với một số điểm mới như quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mở rộng quyền lợi bảo hiểm và mức thưởng, phân tuyến khám chữa bệnh. Đây được coi như một trong những cột mốc đánh dấu quá trình hướng đến bao phủ y tế toàn dân ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt được các năng lực tối thiểu theo yêu cầu của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR), trên cơ sở áp dụng Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi của Tổ chức Y tế Thế giới.
Đóng góp vào những thành công trên của Việt Nam có một phần hỗ trợ tích cực từ Tổ chức Y tế Thế giới. Do đó, tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quang Cường thay mặt Bộ Y tế Việt Nam đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổ chức Y tế Thế giới, các đối tác quốc tế và mạng lưới các chuyên gia kỹ thuật đã hỗ trợ cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân.
Thứ trưởng cũng bày tỏ và cam kết sự hợp tác tiếp tục giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế trong thời gian tới. Việt Nam hy vọng rằng Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ cùng đoàn kết và nỗ lực phấn đấu vì một “Sức khỏe tốt hơn cho Khu vực Tây Thái Bình Dương sau năm 2015”.
Trong khuôn khổ của hội nghị, ngay trước Lễ khai mạc ngày 13-10, Thứ trưởng Lê Quang Cường cũng đã có buổi làm việc với Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương và bày tỏ mong muốn được các chuyên gia quốc tế tư vấn trong quá trình xây dựng các cơ chế phối hợp công - tư (PPP) trong khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Trong các ngày tiếp theo của hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam sẽ tiếp tục thảo luận và đóng góp vào các chương trình nghị sự, trong đó sẽ có các tham luận quan trọng về các nội dung như sức khỏe tâm thần, phòng chống thuốc lá, chống kháng thuốc, ứng phó với thiên tai thảm họa và các chương trình chuyên môn kỹ thuật khác.
Đặc biệt tại hội nghị lần này, đoàn Việt Nam cũng sẽ tái khẳng định đề nghị tiếp tục được ứng cử trở thành thành viên của Hội đồng Chấp hành toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới từ sau năm 2015, để có thể có nhiều đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng quốc tế và khu vực trong lĩnh vực y tế./.
Mục tiêu của hội nghị nhằm đưa ra các chính sách y tế lớn của khu vực. Thông qua đó, các chương trình, dự án cũng như ngân sách hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới được triển khai nhằm hỗ trợ các quốc gia chăm sóc sức khỏe cho 1,8 tỷ người dân trong khu vực.
Tổng thống Philippines Benigno S.Aquino III đã đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới Shin Young-soo nhấn mạnh các nội dung trọng tâm là cam kết tiếp tục các cải cách để Tổ chức này hỗ trợ được các quốc gia nhiều hơn nữa trong việc giải quyết các thách thức về y tế, đặc biệt trong việc đối phó với dịch bệnh do virus Ebola gây ra tại một số quốc gia Tây Phi hiện nay và được coi như một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, ông Shin Young-soo cũng khẳng định những kinh nghiệm và thành công trong việc khống chế dịch SARS và nhiều dịch bệnh khác trước đây sẽ giúp Khu vực Tây Thái Bình Dương có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với dịch Ebola và các dịch bệnh mới nổi khác.
Thay mặt Bộ Y tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã có bài phát biểu tại hội nghị. Trong đó, Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đã đạt được của Tổ chức Y tế Thế giới và các quốc gia thời gian qua trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân.
Đó là các lĩnh vực như: mở rộng bao phủ y tế toàn dân, thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế, áp dụng hiệu quả Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi, phát huy hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới cho các quốc gia, phòng chống hiệu quả các thiên tai thảm họa, đặc biệt trong cơn bão Hayan năm 2013 - một trong những siêu bão nhiệt đới lớn nhất kể từ năm 1951.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế Việt Nam cũng chia sẻ một số thành công nổi bật mà Việt Nam đạt được trong năm qua như: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 10 quốc gia đang trong đúng lộ trình thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 4 (giảm tỷ lệ tử vong mẹ) và số 5 (giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi).
Việt Nam cũng đã thông qua Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi vào tháng 6-2014 với một số điểm mới như quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mở rộng quyền lợi bảo hiểm và mức thưởng, phân tuyến khám chữa bệnh. Đây được coi như một trong những cột mốc đánh dấu quá trình hướng đến bao phủ y tế toàn dân ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt được các năng lực tối thiểu theo yêu cầu của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR), trên cơ sở áp dụng Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi của Tổ chức Y tế Thế giới.
Đóng góp vào những thành công trên của Việt Nam có một phần hỗ trợ tích cực từ Tổ chức Y tế Thế giới. Do đó, tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quang Cường thay mặt Bộ Y tế Việt Nam đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổ chức Y tế Thế giới, các đối tác quốc tế và mạng lưới các chuyên gia kỹ thuật đã hỗ trợ cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân.
Thứ trưởng cũng bày tỏ và cam kết sự hợp tác tiếp tục giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế trong thời gian tới. Việt Nam hy vọng rằng Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ cùng đoàn kết và nỗ lực phấn đấu vì một “Sức khỏe tốt hơn cho Khu vực Tây Thái Bình Dương sau năm 2015”.
Trong khuôn khổ của hội nghị, ngay trước Lễ khai mạc ngày 13-10, Thứ trưởng Lê Quang Cường cũng đã có buổi làm việc với Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương và bày tỏ mong muốn được các chuyên gia quốc tế tư vấn trong quá trình xây dựng các cơ chế phối hợp công - tư (PPP) trong khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Trong các ngày tiếp theo của hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam sẽ tiếp tục thảo luận và đóng góp vào các chương trình nghị sự, trong đó sẽ có các tham luận quan trọng về các nội dung như sức khỏe tâm thần, phòng chống thuốc lá, chống kháng thuốc, ứng phó với thiên tai thảm họa và các chương trình chuyên môn kỹ thuật khác.
Đặc biệt tại hội nghị lần này, đoàn Việt Nam cũng sẽ tái khẳng định đề nghị tiếp tục được ứng cử trở thành thành viên của Hội đồng Chấp hành toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới từ sau năm 2015, để có thể có nhiều đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng quốc tế và khu vực trong lĩnh vực y tế./.
Tuyên bố chung Việt Nam - EU về định hướng kết thúc đàm phán FTA  (14/10/2014)
Phát biểu của Thủ tướng sau Hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu  (14/10/2014)
Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển đảng trong công nhân  (14/10/2014)
Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển đảng trong công nhân  (14/10/2014)
Khai mạc kỳ họp lần thứ 32 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba  (14/10/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu  (14/10/2014)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay