Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Tờ trình Dự Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
Sáng 02-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thứ 31 với nội dung nghe và thảo luận về Tờ trình dự Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày.
Đáp ứng tốt hơn cho đầu tư phát triển
Theo số liệu của Bộ Tài chính, sau 10 năm triển khai Luật Ngân sách nhà nước, tình hình thu ngân sách hằng năm đạt những tiến bộ đáng kể, tăng bình quân trên 18%/năm. Số thu ngân sách năm 2013 đã gấp gần 5,4 lần so với năm 2003.
Nhờ tăng thu, nên Chính phủ có thêm nguồn lực tài chính để bảo đảm ưu tiên cho chi đầu tư phát triển với tốc độ tăng bình quân trên 13,5%/năm, chiếm trên 20% tổng mức chi đầu tư toàn xã hội, đạt khoảng gần 8% GDP; chi cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề đạt 20%; chi lĩnh vực khoa học công nghệ đạt 2%; chi lĩnh vực văn hoá đạt trên 1,5% và chi sự nghiệp môi trường đạt trên 1% tổng chi ngân sách hằng năm.
Cũng trong giai đoạn 2003-2013, NSNN đã dành 723.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, thực hiện chính sách công chức nhà nước đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, nhờ đó tăng mức thu nhập thực tế của những người hưởng lương, phụ cấp và trợ cấp từ ngân sách.
Ngoài ra, nhờ tăng thu nên hằng năm đều có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu, vùng xa... bảo đảm chi quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chi quản lý hành chính ở mức hợp lý.
Tuy nhiên, Tờ trình cũng phân tích rõ, sau 10 năm triển khai, Luật NSNN cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Quy định về phạm vi ngân sách chưa thật rõ ràng, việc quản lý các khoản phí, lệ phí còn chưa thống nhất, phân cấp về nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, nguyên tắc phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương còn có điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn; căn cứ xây dựng dự toán NSNN hằng năm còn chưa đầy đủ, chưa gắn kết chặt chẽ giữa dự toán ngân sách hằng năm với kế hoạch tài chính.
Mặt khác, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, với thực trạng nguồn thu ngân sách hiện vẫn phụ thuộc rất lớn vào dầu thô, đất đai và từ hoạt động xuất nhập khẩu; tỷ trọng thuế trực thu tăng chậm, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Đây cũng là một trong những lý do buộc phải sửa đổi toàn diện Luật NSNN trước bối cảnh thu từ hoạt động xuất-nhập khẩu ngày càng giảm mạnh do Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, đặc biệt là gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế lớn vào năm 2015.
Nhiều chỉnh sửa quan trọng
Tại Tờ trình, Chính phủ xây dựng một dự thảo sửa đổi, bổ sung hàng loạt các chế định, quy định quan trọng liên quan đến hoạt động ngân sách.
Ngay trong phạm vi NSNN, dự luật quy định rõ hơn về lệ phí trong phần thu và hướng xác định xử lý; cân đối thu xổ số kiến thiết vào ngân sách; quy định bội chi NSNN là bội chi ngân sách Trung ương, được xác định bằng chênh lệnh giữa tổng chi ngân sách Trung ương và tổng thu ngân sách Trung ương; chi ngân sách Trung ương chỉ bao gồm chi trả nợ lãi; đối với chi trả nợ gốc được bù trừ từ các khoản vay mới và thể hiện chênh lệch vào phần bù đắp bội chi.
Dự luật cũng quy định về điều chỉnh nguồn thu trong trường hợp thu ngân sách có biến động tăng đột biến trong thời kỳ ổn định ngân sách; về hình thức tổ chức ngân sách đối với đơn vị hành chính không tổ chức HĐND và chính quyền đô thị, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; quy định ngoài những nội dung chi dự phòng để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ phát sinh quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Bổ sung nội dung được phép sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách, gồm: Phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh và các nhiệm vụ cần thiết khác phát sinh ngoài dự toán; chi hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
Tại bản thẩm tra dự luật cũng như các ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật NSNN sửa đổi, các Ủy ban của Quốc hội cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với mục tiêu, sự cần thiết của việc sửa đổi dự luật quan trọng này.
Các góp ý tập trung vào một số vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau như chế định quản lý các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN, đặc biệt là vấn đề chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN…
Vấn đề kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý trong xây dựng dự thảo, coi đây là công tác quan trọng, cần có sự cụ thể, phù hợp thực tế hơn về công tác duyệt, thẩm định, tổng hợp quyết toán NSNN./.
Điện mừng kỷ niệm lần thứ 24 Quốc khánh Cộng hòa Liên bang Đức  (02/10/2014)
55 năm Ngày truyền thống bộ đội Tăng - Thiết giáp  (02/10/2014)
Chăm lo nhiều hơn cho các chiến sĩ cách mạng  (02/10/2014)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang  (02/10/2014)
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư tại Nam Định  (02/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên