Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tình trạng số vụ bắt giữ nhiều mà buôn lậu không giảm
Cán bộ quản lý thị trường cần có năng lực tốt và thường xuyên tăng cường sự phối hợp với lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan để kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu, không để hình thành các tụ điểm buôn lậu phức tạp bên trong nội địa.
Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia tại buổi làm việc với Bộ Công Thương về công tác Quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, sáng 27-9, tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 9 tháng năm 2014, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại những địa bàn biên giới như Lạng Sơn, Quảng Trị, Tây Nam Bộ...
Đáng chú ý, nhiều hàng chất lượng thấp từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ, tên thương mại, nhãn hiệu của Việt Nam như thực phẩm chức năng, phân bón, thực phẩm đóng gói được phát hiện trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ ra nguyên nhân, theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường Trịnh Văn Ngọc là do ý thức của người kinh doanh còn hạn chế, nhiều đối tượng tiếp tay cho buôn lậu và sẵn sàng chống chả lại lực lượng thi hành nhiệm vụ.
Trong khi đó, biên chế của lực lượng này còn rất mỏng, nhiều địa bàn còn "trắng" về cán bộ quản lý thị trường nên không bảo đảm lực lượng ứng trực khi có hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu xảy ra.
Quan trọng hơn, sự chỉ đạo trong lực lượng quản lý thị trường lại không được xuyên suốt vì Cục Quản lý thị trường thì do Bộ Công Thương quản lý, còn địa phương lại do Ủy ban tỉnh quản lý.
Chính vì vậy, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường không có quyền luân chuyển điều động cán bộ ở địa phương nếu xảy ra các điểm nóng buôn lậu vì không có thẩm quyền.
"Cục kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường để thống nhất việc điều hành một cách thống nhất từ trung ương xuống địa phương", Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Trịnh Văn Ngọc nêu ý kiến.
Thực tế thời gian qua cho thấy, hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra rất hết sức nóng bỏng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cho rằng nhiều địa phương gần như "bất lực" và phải đưa cả lực lượng từ trung ương xuống bắt giữ đầu nậu, đơn cử như vụ buôn lậu gỗ của Minh Sâm ở Bắc Ninh mới đây phải do Bộ Công an trực tiếp điều tra, bóc gỡ.
Do vậy, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nhiều khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng để giải quyết vụ việc nào đó nhưng không có lực lượng vì một số địa phương vẫn chưa thực sự vào cuộc, thậm chí có hiện tượng bảo kê.
"Bộ Công Thương muốn làm việc gì phải làm theo chuyên đề vì không có lực lượng. Việc chống hàng giả, hàng lậu còn diễn biến phức tạp, không chỉ ngày một ngày hai có thể đấu tranh hiệu quả được mà tất cả các bộ, ngành và địa phương phải cùng vào cuộc" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Đóng góp ý kiến cho Bộ Công Thương, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn, cho rằng, nhìn vào con số bắt giữ và thu giữ của lực lượng Quản lý thị trường trong thời gian qua là rất lớn, hơn 65.000 vụ mỗi năm nhưng thực chất lại chưa có vụ bắt giữ lớn.
Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn đặt câu hỏi, nếu tiếp tục bắt giữ thế này liệu có dẫn đến tình trạng bắt cóc bỏ đĩa không trong khi Đội nào huyện nào cũng làm nhưng đa số là xử lý hành chính, chưa rạch ròi trong việc phải kiến nghị xử lý hình sự?
Trước các ý kiến nêu ra, kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại thời gian qua còn rất khiêm tốn, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn bán công khai trên nhiều tuyến phố.
Thậm chí, có trường hợp vì lợi ích cục bộ làm ngơ cho các đối tượng buôn lậu, đồng thời còn một bộ phận nhỏ cán bộ cơ quan chức năng của thành phố tha hóa, biến chất, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
"Chúng ta mới chỉ làm được tảng băng nổi, trong khi tảng băng chìm vẫn chưa làm được", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Do vậy, để chấn chỉnh tình trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Công Thương xây dựng quy chế để tăng tính hiệu quả của lực lượng quản lý thị trường cả nước trong công tác chống buôn lậu.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, Bộ Công Thương phải luân chuyển công tác đối với cán bộ tha hóa, có nghi ngờ động cơ không trong sáng trong công tác này. Đồng thời, phát động nhân dân tham gia chống buôn lậu cũng như có cơ chế mua tin báo của nhân dân. Tiến hành điều tra, nắm chắc đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để triệt phá ngay, điều tra, truy tố, xét xử ngay đối tượng vi phạm.
"Nếu phát hiện các vi phạm, lực lượng quản lý thị trường phải phối hợp với công an, thuế, hải quan, biên phòng để truy ngược và xử lý tận gốc, không để số vụ bắt giữ nhiều mà buôn lậu không giảm", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh./.
Tính đến hết tháng Chín, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 119.651 vụ (tăng 8,92% so với cùng kỳ năm 2013), xử lý 63.978 vụ vi phạm (tăng 12,25% so với cùng kỳ năm 2013), với tổng số phạt hành chính là 187,86 tỷ đồng. Riêng mặt hàng thuốc lá, đã kiểm tra 8.245 vụ, xử lý 4.721 vụ, xử phạt vi phạm hành chính là 13,97 tỷ đồng. Tịch thu thu giữ 1009.989 bao, thu giữ 08 ô tô, 432 xe máy, 07 ghe, xuồng máy các loại và chuyển cơ quan công an khởi tố 21 vụ. |
Slovakia - Việt Nam nối lại quan hệ hợp tác tư pháp sau 25 năm  (27/09/2014)
Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ IX, năm 2014  (27/09/2014)
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hai Thứ trưởng Bộ Ngoại giao  (27/09/2014)
Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền  (27/09/2014)
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng  (27/09/2014)
Cho ý kiến dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo  (27/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên