WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới xuống 3,1%
21:22, ngày 24-09-2014
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 23-9 hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay từ 4,6% xuống 3,1%, do nhu cầu cũng như tăng trưởng kinh tế thế giới đều yếu.
WTO cảnh báo rằng các cuộc xung đột trong khu vực và sự bùng phát dịch bệnh Ebola ở Tây Phi sẽ cản trở kinh tế thế giới mau chóng phục hồi đà tăng trưởng.
Tổng Giám đốc WTO, Roberto Azevedo cho hay, các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới đáng kể sau 6 tháng đầu năm đáng thất vọng. Trong bối cảnh này, WTO đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới trong cả năm 2014 và 2015. Theo đó, nhịp độ tăng trưởng thương mại thế giới năm 2015 được hạ xuống 4%, so với dự báo tăng 5,3% trước đó, thấp hơn mức trung bình trong 20 năm (5,2%).
Sự tăng trưởng không đồng đều cùng với căng thẳng địa - chính trị, đặc biệt là quan hệ căng thẳng giữa Nga và Liên minh châu Âu, Mỹ liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ vẫn là nguy cơ đối với cả tình hình thương mại và tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng còn lại của năm. Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng làm gia tăng sự bất ổn định địa - chính trị và có thể đẩy giá dầu thô đi lên, nếu an ninh nguồn cung bị đe dọa.
WTO cũng lưu ý rằng tăng trưởng và nhu cầu nhập khẩu đặc biệt chững lại tại các khu vực xuất khẩu tài nguyên như Nam Mỹ và Trung Mỹ. Nhập khẩu của Nam và Trung Mỹ dự báo giảm 0,7% trong năm 2014. Thêm vào đó, sự tăng trưởng "uể oải" của kinh tế Mỹ và Đức đang làm giảm nhu cầu nhập khẩu toàn cầu.
Trước đó, các nhà kinh tế WTO dự báo thương mại thế giới sẽ mạnh hơn sau hai năm sụt giảm, song trên thực tế, nhu cầu sụt giảm tại các nước đang phát triển, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt tại Mỹ và việc Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng đã khiến cho tăng trưởng kinh tế chững lại vào đầu năm 2014./.
Tổng Giám đốc WTO, Roberto Azevedo cho hay, các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới đáng kể sau 6 tháng đầu năm đáng thất vọng. Trong bối cảnh này, WTO đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới trong cả năm 2014 và 2015. Theo đó, nhịp độ tăng trưởng thương mại thế giới năm 2015 được hạ xuống 4%, so với dự báo tăng 5,3% trước đó, thấp hơn mức trung bình trong 20 năm (5,2%).
Sự tăng trưởng không đồng đều cùng với căng thẳng địa - chính trị, đặc biệt là quan hệ căng thẳng giữa Nga và Liên minh châu Âu, Mỹ liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ vẫn là nguy cơ đối với cả tình hình thương mại và tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng còn lại của năm. Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng làm gia tăng sự bất ổn định địa - chính trị và có thể đẩy giá dầu thô đi lên, nếu an ninh nguồn cung bị đe dọa.
WTO cũng lưu ý rằng tăng trưởng và nhu cầu nhập khẩu đặc biệt chững lại tại các khu vực xuất khẩu tài nguyên như Nam Mỹ và Trung Mỹ. Nhập khẩu của Nam và Trung Mỹ dự báo giảm 0,7% trong năm 2014. Thêm vào đó, sự tăng trưởng "uể oải" của kinh tế Mỹ và Đức đang làm giảm nhu cầu nhập khẩu toàn cầu.
Trước đó, các nhà kinh tế WTO dự báo thương mại thế giới sẽ mạnh hơn sau hai năm sụt giảm, song trên thực tế, nhu cầu sụt giảm tại các nước đang phát triển, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt tại Mỹ và việc Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng đã khiến cho tăng trưởng kinh tế chững lại vào đầu năm 2014./.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tự hào 65 năm truyền thống xây dựng và phát triển  (24/09/2014)
Hội sách Hà Nội với chủ đề “Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2014)”  (24/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay