Bão số 3 gây thiệt hại lớn về người và tài sản
Mặc dù cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) sau khi đổ bộ ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên hoàn lưu của cơn bão vẫn gây mưa to và dông tại các tỉnh miền Bắc và gây nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh khu vực này.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh bao gồm Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang và Thái Bình, tính đến 17 giờ ngày hôm qua (17-9), bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên nhiều địa phương.
Cụ thể, số người chết đã lên đến 8 người (đều ở tỉnh Lạng Sơn); trong đó, 6 người chết do sạt lở đất, một cháu bé 5 tuổi chết do sập nhà và một cháu bé 9 tuổi chết do đi qua ngầm bị nước cuốn trôi.
Một người bị mất tích là chị Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1968, bị nước cuốn trôi khi đi qua tràn Tân Áp thuộc xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.
Ngoài ra, còn có 8 người bị thương; trong đó 6 người ở Lạng Sơn; 2 người ở Hải Phòng.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng bị thiệt hại lớn về tài sản, số nhà bị sập là 21 nhà (Quảng Ninh: 17 nhà; Bắc Kạn: 4 nhà); nhà bị ngập: 30 nhà (Lạng Sơn: 1 nhà; Hà Giang: 1 nhà; Bắc Giang: 7 nhà; Bắc Kạn: 21 nhà) và hàng trăm nhà bị tốc mái, trong đó Quảng Ninh là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng nhất với 282 nhà; Cao Bằng: 234 nhà; Hà Giang: 55 nhà; Lạng Sơn: 55 nhà; Bắc Kạn: 93 nhà;…
Mặt khác, hàng chục nghìn ha diện tích hoa màu tại nhiều địa phương bị đổ và hư hại. Tổng diện tích lúa bị đổ hư hại là 42.743 ha; trong đó, các địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hải Phòng (20.173 ha lúa bị hư hại), Thái Bình (10.860 ha)… và khoảng 200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản tại các địa phương cũng bị ngập, hư hại.
Mặc dù, các địa phương đã có nhiều phương án phòng, chống bão, tuy nhiên những thiệt hại đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của nhiều người dân địa phương. Những thiệt hại khác bao gồm đường giao thông bị sạt lở (1.000 m³), cột điện (gãy đổ 44 cột), cây xanh bị gãy đổ (3.376 cây)… hiện đang được các địa phương khẩn trương khắc phục để bảo đảm cuộc sống cho người dân./.
Thủ tướng chỉ thị tiêm phòng sởi và rubella phải bảo đảm an toàn  (18/09/2014)
Họp báo Hội thảo “Đại tướng Lê Trọng Tấn - nhà quân sự đức độ, mưu lược của cách mạng Việt Nam”  (18/09/2014)
Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (17/09/2014)
Hội đồng Lý luận Trung ương: "Góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới"  (17/09/2014)
Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ doanh nghiệp Việt sang đầu tư tại Lào  (17/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên