Hội đồng Lý luận Trung ương: "Góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới"
TCCSĐT - Thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, ngày 17-9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiến hành Kỳ họp thứ 13 với chủ đề "Góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới". Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tham dự Kỳ họp còn có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương.
Hơn một năm trước đây, ngày 12-6-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 66-KL/TW về tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới, trọng tâm là 10 năm gần đây và lập Ban Chỉ đạo Tổng kết do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban; giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo của 48 ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận và 16 tỉnh ủy, thành ủy thực hiện tổng kết 10 vấn đề. Ban Chỉ đạo đã khẩn trương xây dựng Đề cương tổng kết; phân công 6 nhóm tổng kết 10 vấn đề lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh - đối ngoại, hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và về tám mối quan hệ lớn.
Các nhóm và Tổ Biên tập Báo cáo Tổng kết đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, hội thảo, tọa đàm tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ; tổ chức điều tra xã hội học với quy mô lớn… và chắt lọc từ hàng chục nghìn trang báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn để xây dựng Dự thảo Báo cáo Tổng kết.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo Tổng kết trình Ban Chỉ đạo Tổng kết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận và làm sáng tỏ một số nội dung sau:
Một là, đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế về lý luận; thành tựu, hạn chế về thực tiễn, nguyên nhân của thành tựu và của hạn chế trên 9 vấn đề lớn nêu trong Dự thảo Báo cáo.
Hai là, đánh giá tổng quát ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm qua 30 năm đổi mới, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, khuyết điểm; các bài học lớn qua 30 năm đổi mới.
Ba là, dự báo những nhân tố tác động đến quá trình tiếp tục đổi mới.
Bốn là, phương hướng chung, tư tưởng chỉ đạo, những định hướng chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
Phát biểu tại Kỳ họp, GS, TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ thêm những nội dung quan trọng gắn với từng phần của Dự thảo Báo cáo, như quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng qua các kỳ đại hội Đảng; những cái được và chưa được trong nhận thức cũng như trong thực tiễn của 9 vấn đề lớn mà Dự thảo tập trung đề cập; những bài học rút ra và định hướng chủ yếu cho thời gian tới./.
Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ doanh nghiệp Việt sang đầu tư tại Lào  (17/09/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh tiến độ giải quyết chế độ, chính sách cho người có công với cách mạng  (17/09/2014)
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên năm 2014  (17/09/2014)
Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cần cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp năm 2013  (17/09/2014)
Phó Thủ tướng tiếp xúc với giới chức Quốc hội, doanh nghiệp Mỹ  (17/09/2014)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên