Tổng Bí thư: Việt Nam ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Chiều 15-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật ngài Pranab Mukherjee, Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ, đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh Tổng thống Pranab Mukherjee thăm Việt Nam; đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, cho thấy ngài Tổng thống và Chính phủ mới tại Ấn Độ tiếp tục coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược với Việt Nam; tin tưởng chuyến thăm của ngài Tổng thống sẽ là một dấu mốc quan trọng, góp phần tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư chúc mừng những thành tựu to lớn của Ấn Độ thời gian qua, đặc biệt là thành công của cuộc tổng tuyển cử tháng Năm vừa qua; bày tỏ vui mừng và đánh giá cao sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước; bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, giao lưu nhân dân; tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và khu vực.
Tổng Bí thư kêu gọi Ấn Độ tiếp tục ủng hộ, chia sẻ lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế, bao gồm việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thực hiện đầy đủ DOC, sớm hoàn thành việc xây dựng COC; khẳng định Việt Nam ủng hộ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Ấn Độ tại Biển Đông.
Tổng Bí thư đề nghị hai chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương của hai nước tích cực triển khai cụ thể hóa nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo, trong đó có việc sớm triển khai đường bay thẳng giữa hai nước.
Tổng thống Pranab Mukherjee bày tỏ vui mừng lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam; cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Tổng Bí thư và các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã dành cho Tổng thống và đoàn; cho rằng nền móng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ do Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng đã và đang phát triển mạnh mẽ; trong những năm gần đây, hợp tác giữa hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, với sự tin cậy, hiểu biết, ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.
Tổng thống khẳng định Việt Nam là đối tác chiến lược của Ấn Độ trong ASEAN cũng như trong khu vực rộng lớn hơn; khẳng định Việt Nam giữ vai trò trụ cột trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ; đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Ấn Độ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; nhấn mạnh hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007 và đã bước sang năm thứ tám triển khai thực hiện, đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn trên tất cả các lĩnh vực; tin tưởng hai bên có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước bởi vẫn còn tiềm năng to lớn cho sự hợp tác song phương trong tương lai./.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc  (15/09/2014)
Không ngừng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Ấn  (15/09/2014)
Tổng thống Ấn Độ Mukherjee thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (15/09/2014)
Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam-ASEAN với Liên bang Nga  (15/09/2014)
Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam-ASEAN với Liên bang Nga  (15/09/2014)
Tọa đàm về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc  (15/09/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên