Việt Nam kêu gọi Hội nghị MNA ủng hộ hòa bình Biển Đông
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nơi diễn ra hai phần ba hoạt động vận tải thương mại hàng hải toàn cầu.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam kiên trì lập trường nhất quán giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc.
Việt Nam đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại nhằm giải quyết vấn đề này và khôi phục hòa bình, ổn định ở khu vực. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ khỏi vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các thành viên Phong trào không liên kết thể hiện tình đoàn kết và đóng góp vào hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á, qua đó phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của Phong trào không liên kết trước các thách thức đối với mỗi thành viên và việc duy trì hòa bình trên thế giới nói chung.
Chia sẻ quan tâm của ASEAN và Việt Nam đối với tình hình Biển Đông, nhiều thành viên ở các châu lục khác nhau như Ấn Độ, Timor Leste, Nepal, Nigeria, Zambia, Jamaica, Nicaragua… nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào và quan hệ quốc tế nói chung, trong đó có nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa và sử dụng vũ lực.
Các thành viên đã nhất trí thông qua Văn kiện của Hội nghị với nhiều điểm bổ sung, cập nhật liên quan tình hình Biển Đông do ASEAN đề xuất.
Trước đó, trong các ngày 26 và 27-5, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham gia phiên họp của các quan chức cấp cao (SOM) để thảo luận các nội dung trong đó có Văn kiện của Hội nghị.
Bên cạnh các điểm nóng khác, tình hình căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông liên quan việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã trở thành một trong các chủ đề nổi bật, thu hút sự quan tâm của phiên họp.
Myanmar, nước giữ cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2014, thay mặt ASEAN thông báo cho toàn thể phiên họp về những diễn biến nghiêm trọng vừa qua tại Biển Đông và kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 vừa qua, đồng thời đề nghị bổ sung vào Văn kiện của Hội nghị những nội dung cập nhật liên quan.
Các thành viên ASEAN đã phát biểu kêu gọi Hội nghị chia sẻ và ủng hộ lập trường thống nhất của ASEAN trong vấn đề này, nhấn mạnh tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và thế giới nói chung.
Trưởng SOM các nước Singapore, Philippines và Malaysia phản đối các hành vi gây căng thẳng tại Biển Đông, kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế./.
Bất thường: Hai tàu Trung Quốc tự “đấu phun nước” vào nhau  (30/05/2014)
EU đặc biệt lo ngại hành động của Trung Quốc ở Biển Đông  (30/05/2014)
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ lên án âm mưu của Trung Quốc  (30/05/2014)
Việt Nam lên án hành động của Trung Quốc tại Hội nghị Liên hợp quốc  (29/05/2014)
ASEAN cần là động lực chính giải quyết căng thẳng trên Biển Đông  (29/05/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Giám đốc WB tại Việt Nam  (29/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên