Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động đe dọa hòa bình
22:26, ngày 27-05-2014
Ngày 27-5, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có Thư ngỏ về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Bức thư nêu rõ nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới rất quan tâm và lo ngại trước việc Trung Quốc di chuyển và đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Tính đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc đã huy động một lực lượng lớn tàu thuyền, trong đó có cả tàu quân sự và máy bay vào hoạt động tại khu vực này, uy hiếp và đâm va các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam, uy hiếp các tàu của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, làm cho tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng.
Hành động đơn phương này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN và vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Việc làm nêu trên của Trung Quốc đã gây tác động tiêu cực đến môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới; đồng thời cũng làm phương hại đến quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt - Trung được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Phía Việt Nam đã kiên trì các biện pháp hòa bình để yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hành động nêu trên, rút toàn bộ giàn khoan và các máy bay, tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gửi lời cảm ơn tới các cá nhân và tổ chức bạn bè quốc tế trong những ngày qua đã bày tỏ sự quan tâm và lên tiếng phản đối, lên án hành vi của Trung Quốc, ủng hộ lập trường chính nghĩa và đúng đắn của Việt Nam.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực trên của phía Việt Nam và dư luận quốc tế, cho đến nay phía Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành vi xâm phạm ở mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam kêu gọi và đề nghị các tổ chức và cá nhân bạn bè quốc tế, chính giới và dư luận yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới tiếp tục lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút hết giàn khoan, các tàu hộ tống và máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, chấm dứt các hành động đơn phương đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực./.
Tính đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc đã huy động một lực lượng lớn tàu thuyền, trong đó có cả tàu quân sự và máy bay vào hoạt động tại khu vực này, uy hiếp và đâm va các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam, uy hiếp các tàu của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, làm cho tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng.
Hành động đơn phương này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN và vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Việc làm nêu trên của Trung Quốc đã gây tác động tiêu cực đến môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới; đồng thời cũng làm phương hại đến quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt - Trung được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Phía Việt Nam đã kiên trì các biện pháp hòa bình để yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hành động nêu trên, rút toàn bộ giàn khoan và các máy bay, tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gửi lời cảm ơn tới các cá nhân và tổ chức bạn bè quốc tế trong những ngày qua đã bày tỏ sự quan tâm và lên tiếng phản đối, lên án hành vi của Trung Quốc, ủng hộ lập trường chính nghĩa và đúng đắn của Việt Nam.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực trên của phía Việt Nam và dư luận quốc tế, cho đến nay phía Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành vi xâm phạm ở mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam kêu gọi và đề nghị các tổ chức và cá nhân bạn bè quốc tế, chính giới và dư luận yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới tiếp tục lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút hết giàn khoan, các tàu hộ tống và máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, chấm dứt các hành động đơn phương đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương  (27/05/2014)
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại  (27/05/2014)
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt đối xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam  (27/05/2014)
Báo chí quốc tế chỉ trích Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam  (27/05/2014)
Vận động ngoại giao tại Bỉ phản đối hành động của Trung Quốc  (27/05/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Tổng thư ký Liên hợp Quốc  (27/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên