Chủ tịch Klaus Schwab mong muốn WEF là một kênh đối thoại chính trị để trao đổi, giải quyết tranh chấp
22:54, ngày 22-05-2014
Bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á được tổ chức tại Philippines, sáng 22-5-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới, giáo sư Klaus Schwab.
Đánh giá cao chủ đề hội nghị về “Thúc đẩy tăng trưởng vì sự tiến bộ đồng đều,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định kinh nghiệm của Việt Nam đã chứng minh cải cách trong nước đi đôi với hội nhập quốc tế là phương thức hiệu quả để tạo nên nguồn động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, thân thiện với môi trường.
Trước những sự việc đang diễn ra phức tạp trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, không thể có phát triển nếu không có hòa bình và ổn định. Do vậy, Việt Nam mong muốn Diễn đàn Kinh tế thế giới tiếp tục đóng góp tích cực vào xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị, Chủ tịch Klaus Schwab bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên Biển Đông; bày tỏ mong muốn Diễn đàn Kinh tế thế giới như là một kênh đối thoại chính trị để trao đổi, giải quyết tranh chấp.
Chủ tịch Klaus Schwab đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về đối tác công - tư (PPP) đối với việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, đồng thời khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam triển khai một số sáng kiến như dự án Tầm nhìn chung trong nông nghiệp, dự án Hiện đại hóa hải quan./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, thân thiện với môi trường.
Trước những sự việc đang diễn ra phức tạp trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, không thể có phát triển nếu không có hòa bình và ổn định. Do vậy, Việt Nam mong muốn Diễn đàn Kinh tế thế giới tiếp tục đóng góp tích cực vào xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị, Chủ tịch Klaus Schwab bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên Biển Đông; bày tỏ mong muốn Diễn đàn Kinh tế thế giới như là một kênh đối thoại chính trị để trao đổi, giải quyết tranh chấp.
Chủ tịch Klaus Schwab đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về đối tác công - tư (PPP) đối với việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, đồng thời khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam triển khai một số sáng kiến như dự án Tầm nhìn chung trong nông nghiệp, dự án Hiện đại hóa hải quan./.
Hòa bình và ổn định là điều kiện không thể thiếu cho phát triển  (22/05/2014)
Mỗi người nỗ lực hơn, đất nước sẽ mạnh hơn  (22/05/2014)
Dự luật Viện kiểm sát nhân dân đã cụ thể hóa Hiến pháp 2013  (22/05/2014)
Nhiều điểm mới ưu việt trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội  (22/05/2014)
Chủ tịch nước đối thoại học viên lớp dự nguồn cán bộ cao cấp  (22/05/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam