Chủ tịch nước đối thoại học viên lớp dự nguồn cán bộ cao cấp
22:27, ngày 22-05-2014
Ngày 22-5-2014, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc đối thoại với các học viên là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đang theo học lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa 3. Đây là lần thứ hai Chủ tịch nước đến nói chuyện với lớp dự nguồn cán bộ cao cấp khóa 3, trong thời gian các học viên theo học, ngay trước khi lớp học bế giảng.
Đánh giá cao các học viên đang đảm nhiệm hoặc được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt, được cấp ủy tin tưởng lựa chọn tham gia khóa học, Chủ tịch nước đề nghị các học viên phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực thảo luận, đề xuất ý kiến qua nghiên cứu, học tập các chuyên đề, cũng như từ thực tế công tác.
Sau phần phát biểu gợi mở của Chủ tịch nước, đề nghị lớp học trao đổi thông tin hai chiều theo hình thức đối thoại thẳng thắn, cởi mở; các học viên đã đặt hàng loạt câu hỏi về các vấn đề lý luận, thực tiễn thường gặp trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; đề nghị Chủ tịch nước giải đáp về các chủ đề nóng đang được dư luận cả nước quan tâm. Các học viên cũng đã bày tỏ quan điểm về bảo vệ chủ quyền quốc gia, cải cách thể chế, cải cách hành chính, chính sách đoàn kết dân tộc, vấn đề quản lý kinh tế xã hội, đường lối đối nội, đối ngoại trong phát triển đất nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lần lượt trả lời thẳng thắn toàn bộ các câu hỏi và thông tin về những quan điểm, giải pháp của Đảng, Nhà nước đối với những vấn đề có tính trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, với vấn đề mang tính thời sự hiện nay như việc đấu tranh phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trao đổi về phương hướng, sách lược giữ vững độc lập, ổn định để phát triển kinh tế trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn môi trường hòa bình để phát triển. Đây cũng chính nội dung cơ bản của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.
Giải đáp câu hỏi do nhiều học viên đặt ra về bài học rút ra từ sự việc một số công nhân bị kích động đập phá, hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ở một số địa phương và thực trạng quản lý công nhân hiện nay, Chủ tịch nước nhấn mạnh các cấp, ngành, địa phương xảy ra vụ việc cần nghiêm túc kiểm điểm về công tác dự báo tình hình, nắm bắt thông tin từ cơ sở, cách thức xử lý vụ việc từ thời điểm manh nha.
Chủ tịch nước cũng cho rằng, nhận thức của đa số công nhân về chính trị, về văn hóa chưa theo kịp sự phát triển, bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Thông qua giải quyết sự việc đáng tiếc vừa qua, các cấp, ngành cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ sở.
Chủ tịch nước nhấn mạnh cần đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân để tạo bước chuyển cơ bản về nhận thức. Chủ tịch nước lưu ý để giải quyết vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ công nhân cần gắn với thực tế và đặc điểm của đất nước.
Đề cập vấn đề kinh tế - xã hội, Chủ tịch nước cho rằng cùng với suy thoái kinh tế thế giới, đất nước cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh đó, việc buông lỏng quản lý, quan liêu ở một số lĩnh vực đã dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong quá trình hội nhập, mở cửa, đất nước cũng đứng trước nhiều cơ hội; nhận thức và hành động đúng sẽ giúp kinh tế - xã hội sớm phục hồi.
Nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen nhau, Chủ tịch nước cho rằng ngay lúc này toàn Đảng, toàn dân cần phải phát huy cao độ tinh thần đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch nước đề nghị đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những học viên lớp dự nguồn được coi là rường cột của nước nhà trong tương lai, phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia./.
Sau phần phát biểu gợi mở của Chủ tịch nước, đề nghị lớp học trao đổi thông tin hai chiều theo hình thức đối thoại thẳng thắn, cởi mở; các học viên đã đặt hàng loạt câu hỏi về các vấn đề lý luận, thực tiễn thường gặp trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; đề nghị Chủ tịch nước giải đáp về các chủ đề nóng đang được dư luận cả nước quan tâm. Các học viên cũng đã bày tỏ quan điểm về bảo vệ chủ quyền quốc gia, cải cách thể chế, cải cách hành chính, chính sách đoàn kết dân tộc, vấn đề quản lý kinh tế xã hội, đường lối đối nội, đối ngoại trong phát triển đất nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lần lượt trả lời thẳng thắn toàn bộ các câu hỏi và thông tin về những quan điểm, giải pháp của Đảng, Nhà nước đối với những vấn đề có tính trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, với vấn đề mang tính thời sự hiện nay như việc đấu tranh phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chủ tịch nước khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trao đổi về phương hướng, sách lược giữ vững độc lập, ổn định để phát triển kinh tế trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn môi trường hòa bình để phát triển. Đây cũng chính nội dung cơ bản của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.
Giải đáp câu hỏi do nhiều học viên đặt ra về bài học rút ra từ sự việc một số công nhân bị kích động đập phá, hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ở một số địa phương và thực trạng quản lý công nhân hiện nay, Chủ tịch nước nhấn mạnh các cấp, ngành, địa phương xảy ra vụ việc cần nghiêm túc kiểm điểm về công tác dự báo tình hình, nắm bắt thông tin từ cơ sở, cách thức xử lý vụ việc từ thời điểm manh nha.
Chủ tịch nước cũng cho rằng, nhận thức của đa số công nhân về chính trị, về văn hóa chưa theo kịp sự phát triển, bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Thông qua giải quyết sự việc đáng tiếc vừa qua, các cấp, ngành cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ sở.
Chủ tịch nước nhấn mạnh cần đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân để tạo bước chuyển cơ bản về nhận thức. Chủ tịch nước lưu ý để giải quyết vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ công nhân cần gắn với thực tế và đặc điểm của đất nước.
Đề cập vấn đề kinh tế - xã hội, Chủ tịch nước cho rằng cùng với suy thoái kinh tế thế giới, đất nước cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh đó, việc buông lỏng quản lý, quan liêu ở một số lĩnh vực đã dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong quá trình hội nhập, mở cửa, đất nước cũng đứng trước nhiều cơ hội; nhận thức và hành động đúng sẽ giúp kinh tế - xã hội sớm phục hồi.
Nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen nhau, Chủ tịch nước cho rằng ngay lúc này toàn Đảng, toàn dân cần phải phát huy cao độ tinh thần đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch nước đề nghị đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những học viên lớp dự nguồn được coi là rường cột của nước nhà trong tương lai, phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia./.
Chủ tịch nước đánh giá cao thiện chí của Tập đoàn Dầu khí Hoa Kỳ  (22/05/2014)
Đồng Tháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn, Hội Nông dân, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ mới  (22/05/2014)
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật ký kết thỏa thuận phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2019  (22/05/2014)
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam  (22/05/2014)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông  (21/05/2014)
Quốc hội tiếp tục thảo luận và cho ý kiến về một số dự thảo luật  (21/05/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển