Nhiều điểm mới ưu việt trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội
22:36, ngày 22-05-2014
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 22-5-2013, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi); thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.
Nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật
Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) nêu rõ: Qua hơn 10 năm thi hành, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sát quân sự năm 2002 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6, đã có những nội dung mới quan trọng về chế định Viện Kiểm sát nhân dân; đồng thời, bổ sung, làm rõ hơn những nguyên tắc mới, tiến bộ của tố tụng tư pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân, đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Việc xây dựng Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.
Dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) có 7 chương, 107 điều. So với Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân hiện hành, dự án giảm 4 chương, tăng 57 điều. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cơ quan thẩm tra đánh giá: hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cơ bản tán thành với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về sự cần thiết và các quan điểm xây dựng dự án Luật như Tờ trình, tuy nhiên để thể chế hóa rõ hơn quy định của Hiến pháp mới và các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng dự án luật cần bổ sung quan điểm về cơ cấu, tổ chức bộ máy, cán bộ của Viện Kiểm sát phải được tổ chức khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả; bảo đảm phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam, đủ điều kiện và năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan điểm này cần được quán triệt, thể hiện xuyên suốt trong các chế định, quy định của dự thảo Luật.
Bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế vì lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người dân
Cho ý kiến vào một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với nội dung của dự án Luật trình tại Kỳ họp và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tán thành với quy định bảo hiểm y tế là hình thức bắt buộc để chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) phân tích: việc không bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế gây nên tình trạng có nhiều đối tượng khỏe mạnh, có thu nhập cao, kinh tế ổn định nhưng không tham gia bảo hiểm y tế mà chỉ có những người có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài hạn mới tham gia bảo hiểm y tế. Điều này gây nên sự mất khả năng cân đối, ảnh hưởng tới chính sách bền vững của bảo hiểm y tế.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, việc bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế mang ý nghĩa nhân văn vì lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người dân, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Để bảo đảm tính khả thi và thúc đẩy việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế bắt buộc, đại biểu kiến nghị: Nhà nước cần tăng cường hoạt động tuyên truyền vận động các đối tượng, bố trí nguồn lực đảm bảo; nâng cao y đức và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới; đồng thời có chế tài xử phạt đối với các cơ quan, tổ chức không tham gia bảo hiểm y tế
Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề nghị dự án luật cần bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn để xử lý các trường hợp trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục mua bảo hiểm y tế như các loại hình bảo hiểm thương mại khác; đơn giản hóa việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, thủ tục khám chữa bệnh và đặc biệt là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ bảo hiểm y tế hiện nay.
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) lại tỏ ra băn khoăn với tính khả thi, tính thuyết phục của quy định này bởi: "không thể bắt buộc toàn dân phải tham gia bảo hiểm y tế khi lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa có các giải pháp khả thi, hiệu quả tạo tiền đề cho bảo hiểm y tế toàn dân".
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh đề xuất: cần giải quyết những bất cập của chất lượng khám chữa bệnh và quyền lợi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến, bảo đảm tính công bằng của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trước tiên, Nhà nước cần bỏ quy định tuyến khám chữa bệnh để thực hiện cho được chủ trương bảo hiểm y tế toàn dân; sớm khắc phục bất cập về chất lượng khám chữa bệnh và quá tải các bệnh viện tuyến trên. Cần khắc phục các bất cập trước khi bắt buộc các công dân phải tham gia bảo hiểm y tế.
Khám, tư vấn và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ cần được hưởng bảo hiểm y tế
Các đại biểu như Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông), Hà Thị Lan (Bắc Giang), Bùi Thị An (Hà Nội), Phạm Thị Mỹ Lệ (Bình Phước) đều quan tâm, đề xuất cần bổ sung vào phạm vi hưởng bảo hiểm y tế nội dung khám, tư vấn dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang) dẫn chứng: theo thống kê, cứ 03 trẻ dưới 05 tuổi ở Việt Nam thì có 01 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, xấp xỉ 2,5 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và 221 nghìn trẻ bị suy dinh dưỡng gầy còm. Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng báo động, bệnh suy dinh dưỡng sẽ để lại nhiều hệ lụy và gánh nặng cho xã hội. Việc phòng ngừa trẻ suy dinh dưỡng và chữa trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng là cần thiết và mang lại lợi ích cho phát triển giống nòi. Cần đưa khám, tư vấn và điều trị suy dinh dưỡng của trẻ em vào hệ thống y tế và cơ chế chi trả bền vững, bảo hiểm y tế chi trả là tốt nhất.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng lập luận: chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, 30% của người trưởng thành mang thể trạng của một tuổi thơ suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng mà còn hậu quả của việc thiếu kiến thức, hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em. Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: suy dinh dưỡng là một bệnh, cần phải được chữa trị. Bảo hiểm y tế không quan tâm đến chữa trị suy dinh dưỡng của trẻ em là bất hợp lý và thiếu hoàn thiện.
Nhiều điểm mới ưu việt trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhằm cung cấp thông tin về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế diễn ra chiều 22-5 tại Hà Nội. Cuộc gặp gỡ báo chí được tổ chức ngay sau khi Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế lần này đã sửa đổi, bổ sung 27/52 điều và đã bám sát những quan điểm, tư tưởng của Hiến pháp 2013. Dự thảo Luật có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, trong đó có những nội dung mới, có tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, bao gồm các quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người dân đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi; quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả; phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế và việc phân bổ sử dụng, quản lý và xử lý kết dư, bội chi quỹ bảo hiểm y tế.
Đối với quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đại diện Bộ Y tế cho rằng, đây là hình thức mà các quốc gia đang thực hiện để bao phủ chăm sóc sức khỏe. Luật bảo hiểm y tế hiện hành đã quy định việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nhưng chưa quy định bắt buộc 100% thành viên phải tham gia nên tính tuân thủ chưa cao. Việc quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là một cách rất hiệu quả để tăng mức độ bao phủ với những lợi ích như giúp cho việc đăng ký, quản lý các nhóm đối tượng thống nhất, không bỏ sót và tránh được cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.
Đại diện Bộ Y tế cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả, luật hiện hành quy định phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế đầy đủ, toàn diện, không giới hạn dịch vụ y tế được cung cấp dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát được chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Để khắc phục tình trạng này, dự thảo trình Quốc hội bổ sung khái niệm "Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu cho cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế". Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định việc sửa đổi này sẽ không làm giảm đi quyền lợi của người dân khi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế...
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng cho biết, để người dân hoàn toàn yên tâm với việc phân tuyến khám chữa bệnh và tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới, Bộ Y tế đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho tuyến dưới, cho y tế cơ sở; chú trọng công tác đào tạo cán bộ, thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ, áp dụng kinh nghiệm của bệnh viện vệ tinh... nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Y tế đã trả lời các câu hỏi của nhà báo về những nội dung đang được người dân và cử tri quan tâm liên quan đến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, như việc thanh toán theo định suất, khám chữa bệnh trái tuyến, bảo hiểm y tế đối với bệnh ung thư, bệnh về máu, chạy thận nhân tạo, dịch vụ y tế dự phòng.../.
Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) nêu rõ: Qua hơn 10 năm thi hành, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sát quân sự năm 2002 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6, đã có những nội dung mới quan trọng về chế định Viện Kiểm sát nhân dân; đồng thời, bổ sung, làm rõ hơn những nguyên tắc mới, tiến bộ của tố tụng tư pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân, đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Việc xây dựng Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.
Dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) có 7 chương, 107 điều. So với Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân hiện hành, dự án giảm 4 chương, tăng 57 điều. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cơ quan thẩm tra đánh giá: hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cơ bản tán thành với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về sự cần thiết và các quan điểm xây dựng dự án Luật như Tờ trình, tuy nhiên để thể chế hóa rõ hơn quy định của Hiến pháp mới và các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng dự án luật cần bổ sung quan điểm về cơ cấu, tổ chức bộ máy, cán bộ của Viện Kiểm sát phải được tổ chức khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả; bảo đảm phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam, đủ điều kiện và năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan điểm này cần được quán triệt, thể hiện xuyên suốt trong các chế định, quy định của dự thảo Luật.
Bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế vì lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người dân
Cho ý kiến vào một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với nội dung của dự án Luật trình tại Kỳ họp và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tán thành với quy định bảo hiểm y tế là hình thức bắt buộc để chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) phân tích: việc không bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế gây nên tình trạng có nhiều đối tượng khỏe mạnh, có thu nhập cao, kinh tế ổn định nhưng không tham gia bảo hiểm y tế mà chỉ có những người có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài hạn mới tham gia bảo hiểm y tế. Điều này gây nên sự mất khả năng cân đối, ảnh hưởng tới chính sách bền vững của bảo hiểm y tế.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, việc bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế mang ý nghĩa nhân văn vì lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người dân, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Để bảo đảm tính khả thi và thúc đẩy việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế bắt buộc, đại biểu kiến nghị: Nhà nước cần tăng cường hoạt động tuyên truyền vận động các đối tượng, bố trí nguồn lực đảm bảo; nâng cao y đức và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới; đồng thời có chế tài xử phạt đối với các cơ quan, tổ chức không tham gia bảo hiểm y tế
Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề nghị dự án luật cần bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn để xử lý các trường hợp trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục mua bảo hiểm y tế như các loại hình bảo hiểm thương mại khác; đơn giản hóa việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, thủ tục khám chữa bệnh và đặc biệt là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ bảo hiểm y tế hiện nay.
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) lại tỏ ra băn khoăn với tính khả thi, tính thuyết phục của quy định này bởi: "không thể bắt buộc toàn dân phải tham gia bảo hiểm y tế khi lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa có các giải pháp khả thi, hiệu quả tạo tiền đề cho bảo hiểm y tế toàn dân".
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh đề xuất: cần giải quyết những bất cập của chất lượng khám chữa bệnh và quyền lợi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến, bảo đảm tính công bằng của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trước tiên, Nhà nước cần bỏ quy định tuyến khám chữa bệnh để thực hiện cho được chủ trương bảo hiểm y tế toàn dân; sớm khắc phục bất cập về chất lượng khám chữa bệnh và quá tải các bệnh viện tuyến trên. Cần khắc phục các bất cập trước khi bắt buộc các công dân phải tham gia bảo hiểm y tế.
Khám, tư vấn và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ cần được hưởng bảo hiểm y tế
Các đại biểu như Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông), Hà Thị Lan (Bắc Giang), Bùi Thị An (Hà Nội), Phạm Thị Mỹ Lệ (Bình Phước) đều quan tâm, đề xuất cần bổ sung vào phạm vi hưởng bảo hiểm y tế nội dung khám, tư vấn dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang) dẫn chứng: theo thống kê, cứ 03 trẻ dưới 05 tuổi ở Việt Nam thì có 01 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, xấp xỉ 2,5 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và 221 nghìn trẻ bị suy dinh dưỡng gầy còm. Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng báo động, bệnh suy dinh dưỡng sẽ để lại nhiều hệ lụy và gánh nặng cho xã hội. Việc phòng ngừa trẻ suy dinh dưỡng và chữa trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng là cần thiết và mang lại lợi ích cho phát triển giống nòi. Cần đưa khám, tư vấn và điều trị suy dinh dưỡng của trẻ em vào hệ thống y tế và cơ chế chi trả bền vững, bảo hiểm y tế chi trả là tốt nhất.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng lập luận: chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, 30% của người trưởng thành mang thể trạng của một tuổi thơ suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng mà còn hậu quả của việc thiếu kiến thức, hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em. Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: suy dinh dưỡng là một bệnh, cần phải được chữa trị. Bảo hiểm y tế không quan tâm đến chữa trị suy dinh dưỡng của trẻ em là bất hợp lý và thiếu hoàn thiện.
Nhiều điểm mới ưu việt trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhằm cung cấp thông tin về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế diễn ra chiều 22-5 tại Hà Nội. Cuộc gặp gỡ báo chí được tổ chức ngay sau khi Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế lần này đã sửa đổi, bổ sung 27/52 điều và đã bám sát những quan điểm, tư tưởng của Hiến pháp 2013. Dự thảo Luật có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, trong đó có những nội dung mới, có tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, bao gồm các quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người dân đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi; quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả; phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế và việc phân bổ sử dụng, quản lý và xử lý kết dư, bội chi quỹ bảo hiểm y tế.
Đối với quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đại diện Bộ Y tế cho rằng, đây là hình thức mà các quốc gia đang thực hiện để bao phủ chăm sóc sức khỏe. Luật bảo hiểm y tế hiện hành đã quy định việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nhưng chưa quy định bắt buộc 100% thành viên phải tham gia nên tính tuân thủ chưa cao. Việc quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là một cách rất hiệu quả để tăng mức độ bao phủ với những lợi ích như giúp cho việc đăng ký, quản lý các nhóm đối tượng thống nhất, không bỏ sót và tránh được cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.
Đại diện Bộ Y tế cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả, luật hiện hành quy định phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế đầy đủ, toàn diện, không giới hạn dịch vụ y tế được cung cấp dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát được chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Để khắc phục tình trạng này, dự thảo trình Quốc hội bổ sung khái niệm "Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu cho cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế". Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định việc sửa đổi này sẽ không làm giảm đi quyền lợi của người dân khi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế...
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng cho biết, để người dân hoàn toàn yên tâm với việc phân tuyến khám chữa bệnh và tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới, Bộ Y tế đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho tuyến dưới, cho y tế cơ sở; chú trọng công tác đào tạo cán bộ, thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ, áp dụng kinh nghiệm của bệnh viện vệ tinh... nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Y tế đã trả lời các câu hỏi của nhà báo về những nội dung đang được người dân và cử tri quan tâm liên quan đến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, như việc thanh toán theo định suất, khám chữa bệnh trái tuyến, bảo hiểm y tế đối với bệnh ung thư, bệnh về máu, chạy thận nhân tạo, dịch vụ y tế dự phòng.../.
Chủ tịch nước đối thoại học viên lớp dự nguồn cán bộ cao cấp  (22/05/2014)
Chủ tịch nước đánh giá cao thiện chí của Tập đoàn Dầu khí Hoa Kỳ  (22/05/2014)
Đồng Tháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn, Hội Nông dân, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ mới  (22/05/2014)
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật ký kết thỏa thuận phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2019  (22/05/2014)
Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam  (22/05/2014)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông  (21/05/2014)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay