Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam
23:06, ngày 10-05-2014
Tối 10-5-2014, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 và ông Nguyễn Văn Thanh, Ủy viên thường trực Tổ công tác liên ngành Vesak của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo thông tin về thành công của Đại lễ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) kỷ niệm 3 sự kiện thiêng liêng về Đức Phật Thích ca Mâu ni là Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn năm 2014 diễn ra từ ngày 07 đến 11-5 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình là cơ hội để Phật giáo Việt Nam giới thiệu về những di sản văn hóa của dân tộc, truyền bá những lời dạy cao quý của đức Phật về bình đẳng, từ bi, hòa hợp và hiểu biết vì lợi ích của nhân sinh. Đây là sự kiện quan trọng góp phần tích cực, nêu cao tinh thần tương tác, giao lưu văn hóa Phật giáo cũng như các giá trị đạo đức tâm linh giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế trên toàn thế giới.
Với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc”, Đại lễ lần này một lần nữa khẳng định giáo lý của đạo Phật đã đóng góp nhiều trong việc phát triển bền vững, góp phần làm thay đổi xã hội, khuyến khích mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sinh thái, có lối sống lành mạnh, xây dựng hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên đề nghị cho biết ý kiến của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh: Đây là việc làm sai trái, không phù hợp với luật pháp quốc tế, gây phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình. Là dân tộc đã trải qua những giai đoạn lịch sử đau thương mất mát do chiến tranh, Việt Nam thấu hiểu, trân trọng ý nghĩa và giá trị của hòa bình, tôn trọng công bằng, công lý và chính nghĩa. Với tinh thần đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các vị chư tôn giáo phẩm, các vị đại biểu Phật giáo, tăng ni, Phật tử, các bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên tiếng phê phán hành động hoàn toàn sai trái nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích của các quốc gia ven biển theo quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên Biển Đông. Đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới./.
Với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc”, Đại lễ lần này một lần nữa khẳng định giáo lý của đạo Phật đã đóng góp nhiều trong việc phát triển bền vững, góp phần làm thay đổi xã hội, khuyến khích mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sinh thái, có lối sống lành mạnh, xây dựng hòa bình, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên đề nghị cho biết ý kiến của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh: Đây là việc làm sai trái, không phù hợp với luật pháp quốc tế, gây phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình. Là dân tộc đã trải qua những giai đoạn lịch sử đau thương mất mát do chiến tranh, Việt Nam thấu hiểu, trân trọng ý nghĩa và giá trị của hòa bình, tôn trọng công bằng, công lý và chính nghĩa. Với tinh thần đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các vị chư tôn giáo phẩm, các vị đại biểu Phật giáo, tăng ni, Phật tử, các bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên tiếng phê phán hành động hoàn toàn sai trái nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích của các quốc gia ven biển theo quy định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên Biển Đông. Đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới./.
Hạ nghị sỹ Mỹ coi hành xử của Trung Quốc là đe dọa hòa bình  (10/05/2014)
Học giả Anh: Trung Quốc đang "vỗ mặt" Chính quyền Mỹ  (10/05/2014)
"Giàn khoan HD-981" là điểm nóng trong cuộc họp báo của Liên hợp quốc  (10/05/2014)
Đại lễ cầu siêu cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới  (10/05/2014)
Ngư dân Quảng Ngãi quyết tâm bám biển vì chủ quyền biển đảo quê hương  (10/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên