Vai trò và những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
07:25, ngày 04-05-2014
TCCSĐT - Ngày 18-4-2014, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò và những đóng góp của lực lượng Công an nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khai mạc Hội thảo.
Đông đảo các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, quản lý các cấp, ngành, các địa phương các nhà hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực, các địa bàn; các cán bộ lão thành cách mạng, các tướng lĩnh cao cấp tham dự Hội thảo. PGS, TS.Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và Thượng tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng chủ trì Hội thảo.
Gần 70 bản tham luận từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, quản lý các cấp, ngành, các nhà hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực, các địa bàn; các cán bộ lão thành cách mạng, các tướng lĩnh cao cấp… gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo. Nhìn tổng thể, các tham luận, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo, dưới nhiều góc độ, từ nhiều cách tiếp cận, đã kiến giải và gợi mở nghiên cứu vấn đề một cách tương đối đa diện, phong phú, có đóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn.
Tạp chí Cộng sản điện tử xin giới thiệu Tổng thuật Hội thảo.
1 - Ý nghĩa thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ
Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình trên toàn thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, được ví như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là sự kết thúc thắng lợi một cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam trường kỳ, gian khổ, trong vòng vây, mà còn là sự kiện khởi đầu cho một cao trào của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân trong lịch sử thế giới cận - hiện đại. Với Điện Biên Phủ, Việt Nam nêu cao tấm gương, bài học: Một dân tộc nhỏ, yếu có thể đánh bại một cường quốc hùng mạnh, khi nhân tố con người đã trở thành quyết định, vượt lên trên các yếu tố tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Thiếu tướng, PGS, TS. Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Bằng tầm nhìn và sự lãnh đạo tài tình, đầy thao lược, sáng tạo, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã tập hợp được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự quyết tâm của toàn quân toàn dân, chúng ta đã làm nên kỳ tích lịch sử Điện biên phủ, kết thức vẻ vang cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, khẳng định, cuộc chiến thắng thực dân Pháp ngày 07-5-1954 của chúng ta mà đỉnh cao tại Điện Biên Phủ cách đây tròn 60 năm, thời gian chỉ như một gạch nối nhỏ so với lịch sử toàn cầu, nhưng là một bước tiến dài của nhân loại trên con đường tiến tới tự do! Chiến thắng ấy, tối thiểu nó “đã làm thay đổi số phận thế giới”, “làm cho các dân tộc thuộc địa ngẩng cao đầu”!. Điện Biên Phủ, tự nó mang tầm vóc của một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của Việt Nam mà là một dấu son, một tiếng vang khắp bốn bể năm châu, có ý nghĩa thời đại to lớn! Và như thế, Điện Biên Phủ, rõ ràng còn hơn cả một sự kiện! Điện Biên Phủ là hiện thân của khát vọng Việt Nam độc lập, của tinh thần và sức mạnh Việt Nam “chúng chí thành thành” đập tan mọi giặc ngoại xâm, san bằng mọi trở lực xác lập nền độc lập tự do của Tổ quốc… Thắng lợi của cuộc kháng chiến trở thành niềm tự hào về chủ nghĩa anh hùng và trí tuệ Việt Nam. Nhân loại yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do luôn ghi nhớ: Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp như là biểu tượng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
2- Sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và Bộ Công an đối với lực lượng công an trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Các báo cáo khoa học và các ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung, phân tích làm sáng tỏ và sâu sắc sự lãnh đạo sáng suốt tài tình, mang tầm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Bộ Công an và các khu ủy đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ. Dưới góc độ lịch sử, PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, quyết sách trước hết của Đảng ta và Hồ Chí Minh là tiến hành ngay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ quyết bảo vệ độc lập và thành quả cách mạng; phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đề ra đường lối kháng chiến; tổ chức Đại hội lần thứ hai của Đảng nhằm hoàn chỉnh Đường lối kháng chiến, thông qua Cương lĩnh mới nhằm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội. Cùng với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng trọng yếu của Nhà nước cách mạng, đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc kháng chiến, bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng, trấn áp các thế lực phản cách mạng, diệt tề, trừ gian bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang nhấn mạnh, ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng công an được giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch. Thứ Bộ Công an (nay là Bộ Công an) xác định rõ: “ Công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn này” (1). Từ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch tây Bắc, đáp ứng quy mô và tầm quan trọng của chiến dịch, Thứ Bộ Công an đã thành lập “Ban Công an tiền phương” nằm trong Hội đồng Cung cấp do đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch. Các “Ban Công an tiền phương” được Thứ Bộ Công an giao nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch, tập trung bảo vệ đội ngũ dân công, bảo vệ an toàn giao thông - vận tải, bảo vệ kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, nơi trú quân của bộ đội; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của bọn tình báo, gián điệp, biệt kích, phỉ, phản động ở cả vùng hậu phương và trên toàn tuyến mặt trận. Thượng tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, khẳng định, Công an nhân dân là lực lượng được Đảng và Hồ Chí Minh tin cậy giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các lực lượng trong Quân đội nhân dân. Nhận thức được toàn diện và sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chiến dịch, Bộ Công an xác định công tác bảo vệ chiến dịch là nhiệm vụ trọng tâm của Công an nhân dân trong thời gian này.
Nhà báo Hà Đăng cho biết, qua một số tài liệu tổng kết đã được công bố của chúng ta, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công an nhân dân được Đảng, Chính phủ ta giao những nhiệm vụ rất quan trọng, và có những cố gắng lớn lao, đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ ấy, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ 60 năm về trước. Những nhiệm vụ và thành tựu ấy, có thể nói gọn như sau: bảo vệ an toàn tuyệt đối các lực lượng tham gia chiến dịch, các kho tàng, nơi đóng quân, chuyển quân và các tuyến đường từ hậu phương ra chiến trường Điện Biên Phủ; đập tan âm mưu và các hoạt động tình báo, gián điệp của địch, bảo đảm bí mật, an toàn và bất ngờ của chiến dịch; tham gia phá tề, trừ gian, tiễu phỉ và tiến công địch trên các chiến trường, hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Trung ương Đảng, các cơ quan đầu não của ta và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa bình cho biết, tỉnh Hòa Bình xác định là hậu phương trực tiếp của chiến trường cả nước, là địa bàn tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu III, Liên khu IV, từ đây tổ chức vận chuyển qua tỉnh Sơn La lên mặt trận. Ty Công an Hòa Bình thành lập “Ban Công an tiền phương” trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch, bảo vệ hoạt động của các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội. Tỉnh ủy Hòa Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo Ty Công an Hòa Bình làm tốt công tác nắm tình hình địch, phát động phong trào “Phòng gian bảo mật” rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Theo đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó có công sức đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Lai Châu, lực lượng công an của tỉnh đóng vai trò nòng cốt vừa xây dựng và củng cố, phối hợp chặt chẽ cùng các lực lượng và nhân dân các dân tộc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống phản động, tiễu phỉ, trừ gian, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng vòng ngoài của địch; đập tan hoàn toàn các âm mưu và hoạt động chống phá của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, gây phỉ để mở rộng chiếm đóng; bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng của tỉnh, các tuyến đường vận chuyển phục vụ chiến dịch Điện Biên phủ; đồng thời kết hợp thực hiện công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, an ninh chính trị, củng cố và ổn định vùng mới giải phóng, xây dựng, củng cố hậu phương vững chắc; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của quần chúng giúp cho nhân dân yên tâm sản xuất khôi phục kinh tế và đóng góp sức người, sức của chi viện góp phần phục vụ chiến dịch Điện Biên phủ lịch sử đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La chia sẻ, xuyên suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy Sơn La, của Bộ Công an, trực tiếp là Khu Công an Tây Bắc, lực lượng Công an Sơn La chiến đấu vô cùng anh dũng, góp phần xây dựng căn cứ địa cách mạng của tỉnh, gây dựng cơ sở hậu địch, phát tề, trừ gian diệt ác, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ nhân dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân là những bài học có giá trị to lớn cả về truyền thống lịch sử cách mạng, về tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo công tác của lực lượng công an; đồng thời cũng là tiền đề cho lực lượng Công an Sơn La phát huy trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và các giai đoạn lịch sử cách mạng tiếp theo.
Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Đảng và Chính phủ giao, Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo, giao nhiệm vụ cho Ty Công an Thanh Hóa bảo vệ trực tiếp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ thể là bảo vệ an toàn cho lực lượng dân công, bảo vệ giao thông vận chuyển, bảo vệ kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội, bảo vệ bí mật các chiến dịch. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất mà Tỉnh ủy giao cho lực lượng Công an Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo lực lượng Công an Thanh Hóa thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Ngày 13-6-1957, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2, Bác khen ngợi Đảng bộ nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó...”. Trong niềm tự hào đó, Công an Thanh Hóa có một phần vinh dự rất lớn.
Về những đóng góp quan trọng của công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an nêu rõ: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân đã từng bước được phát triển, kịp thời chuyển hướng tổ chức, nhiệm vụ của toàn ngành từ kiện toàn Nha Công an Trung ương đến Thứ Bộ Công an và Bộ Công an. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng được bổ sung cho công an. Nhiều người xuất thân từ thành phần công - nông tham gia kháng chiến được tuyển chọn vào công an để tăng cường cho lực lượng chống gián điệp, phản động. Hệ thống tổ chức công an được xây dựng, kiện toàn một bước và thống nhất trong toàn quốc. Công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân đã có tầm nhìn chiến lược, được chuẩn bị từ sớm nên đã góp phần tạo nên chiến công chung của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhất là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trung tướng Lê Văn Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục IV phân tích, trong chiến dịch Điện Biên phủ, tại các tỉnh là hậu phương trực tiếp mặt trận, lực lượng hậu cần, kỹ thuật Công an nhân dân đã phối hợp với các lực lượng, vừa làm nhiệm vụ vận động quần chúng nhân dân nhường cơm, xẻ áo để có lương thực, thực phẩm cung cấp cho mặt trận Điện Biên phủ, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ dân công, hàng hóa chi viện cho chiến trường. Trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh, khi đó, mặc dù còn rất non trẻ, nhưng lực lượng Công an nhân dân đã nhanh chóng phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự, an ninh và đấu tranh giành độc lập dân tộc. Những dữ liệu lịch sử để lại đã khẳng định: Một trong những yếu tố khơi dậy tinh thần, sức mạnh của toàn lực lượng Công an nhân dân, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự chủ động, kiên định và đúng đắn trong công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an xuyên suốt trong chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công Đông - Xuân năm 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm. Trung tướng Đặng Xuân Loan, Tổng Cục trưởng Tổng Cục V, Bộ Công an cho biết, qua thực tiễn cuộc chiến đấu đầy cam go, quyết liệt, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng Tình báo Công an luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp và sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo chặt chẽ của ngành công an. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác tình báo, Người dạy:“Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc. Muốn biết trước mọi việc thì phải dùng trinh thám” hay “Vận mệnh quốc gia còn hay mất một phần lớn là công của gián điệp”. Người cũng nhiều lần gửi thư động viên, khen ngợi lực lượng Tình báo, trong đó nêu lên các quan điểm, tư tưởng, tổ chức, hoạt động và những nội dung về xây dựng lực lượng như “Tình báo phải dựa vào dân”, xác định “Tình báo là một khoa học” và khẳng định bốn đức tính của người tình báo “Bí mật, cẩn thận, khôn khéo, kiên nhẫn”…
3- Lực lượng công an trực tiếp bảo vệ và tham gia Chiến dịch
Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang khẳng định: Trong thắng lợi chung của dân tộc ta, lực lượng Công an nhân dân có vai trò và những đóng góp hết sức quan trọng, kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân cả nước lập nên nhiều chiến công hiển hách trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, người không thể không nhắc đến là Trung tướng Trần Quyết - Trưởng ban Bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ - vị chỉ huy nổi tiếng trong những chiến dịch tiễu phỉ, truy bắt các toán gián điệp, biệt kích Mỹ - Ngụy. Một con người mà cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông đều gắn liền với sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Sắc sảo về nghiệp vụ, kiên quyết mà tình người, những trang đời của ông đã để lại những dấu ấn khó quên trong đồng chí, đồng nghiệp và những người dân nơi ông từng sinh sống và hoạt động.
Nhìn lại công tác cảnh vệ công an nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, Trung tướng Vũ Xuân Sinh, Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ phân tích, ra đời trong giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân với lòng trung thành tuyệt đối với Đảng đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, bảo vệ tuyệt đối an toàn Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, các cơ quan đầu não và các khu căn cứ địa. Đây là tiền đề bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần xứng đáng cùng với các lực lượng trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, viết nên những trang sử vàng chói lọi, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh vệ Anh hùng qua các thời kỳ của cách mạng. Thiếu tướng Bùi Thế Dy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh I khẳng định, quá trình triển khai công tác phòng, chống gián điệp bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng an ninh đã phát động rộng rãi phong trào quần chúng "Phòng gian, bảo mật" với nội dung thiết thực, phù hợp với từng địa phương, từng cơ quan đơn vị, do đó đã huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần quan trọng huy động sức người, của cải cho tiền tuyến cũng như xây dựng được các “Hành lang an toàn” cho hàng vạn lượt phương tiện, nhân công vận chuyển ra chiến trường. Công tác đấu tranh chống biệt kích và tiễu phỉ, bóc gỡ mạng lưới gián điệp chỉ điểm cũng như chống phản động, cô lập bọn cường hào ác bá lúc này không chỉ còn là của cơ quan chuyên môn mà đã trở thành hoạt động thường xuyên của toàn dân. Đóng góp của quần chúng, của các cơ quan đơn vị trong giai đoạn này đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng an ninh khi lực lượng còn mỏng, nghiệp vụ còn hạn chế. Thiếu tướng Lê Mai, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, nguyên Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, kể về những đóng góp của Công an Quảng Ninh trong Chiến dịch. Do điều tra nắm vững tình hình lại được sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy và lãnh đạo Công an tỉnh, công an các huyện đã kịp thời lập án đấu tranh bắt bọn cầm đầu, đưa chúng ra kiểm điểm trước dân, đề nghị xử lý chúng theo chính sách và pháp luật. Song song với sự chống phá ta của bọn phản động là âm mưu xâm nhập của các toán gián điệp, biệt kích do Mỹ Ngụy từ miền Nam Việt Nam và Đài Loan tung về. Địa bàn đột kích của chúng là các huyện: Móng Cái, Hà Cối, Đầm Hà, Bình Liêu, Đình Lập và Cẩm Phả. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh trong thời gian này tuy có nhiều khó khăn phức tạp, song do quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Tỉnh ủy về vấn đề an ninh trật tự nên lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với quân đội, dân quân tự vệ và lực lượng các đoàn thể nhất là huy động các lực lượng thanh niên, tổ chức các ổ phục kích vừa truy bắt, vừa tiêu diệt, vừa gọi hàng hết các nhóm gián điệp, biệt kích. Những hoạt động của Công an Quảng Ninh trong thời gian này đã góp phần bảo vệ vững chắc hậu phương, góp phần tích cực cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược.
Trung tướng Nguyễn Thanh Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, nêu một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác bảo vệ đấu tranh phòng, chống phản động phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà trọng tâm là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Đó là phải nắm chắc chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và nhạy bén về chính trị để có đối sách thích hợp khi xử lý đối tượng, phải biết dựa vào nhân dân, khơi dậy truyền thống yêu nước, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, tham mưu và tổ chức nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống phản cách mạng; mỗi cán bộ, chiến sĩ trước hết phải là cán bộ chính trị, có năng lực vận động quần chúng, vững về nghiệp vụ điều tra, có trình độ về khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Thiếu tướng Lò Thanh Hay, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La, khẳng định những thành tích, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế của công tác tiễu phỉ của Công an Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ và những bài học kinh nghiệm. Diệt phỉ phải “đào tận gốc, trốc tận ngọn”, phải đánh tan tư tưởng phản động, phân hóa cao độ về tổ chức và tư tưởng của chúng, buộc phải cải tà quy chính; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong công tác phát hiện, bắt giữ, cải tạo; tránh phạm sai lầm trước âm mưu “phỉ hóa toàn dân” của địch. Thiếu tướng Bế Ngọc Báu, Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tiễu trừ phỉ ở giai đoạn này là lực lượng làm công tác bảo vệ chính quyền cách mạng, tự vệ vũ trang, giữ gìn trật tự an ninh, gọi tắt là ty liêm phóng hay ty công an (tiền thân của lực lượng Công an tỉnh Cao Bằng ngày nay), đập tan hoàn toàn âm mưu gây phỉ trong chiến lược “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đại tá Hồ Sỹ Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định, những đóng góp của lực lượng Công an Nghệ An trong việc tham gia bảo vệ dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là rất to lớn, góp phần bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các đoàn dân công phục vụ chiến dịch. Những chiến công cùng với những gương hy sinh anh dũng của các đồng chí trong chiến dịch đã đánh dấu mốc son cho trang sử truyền thống của lực lượng Công an Nghệ An nói riêng và lực lượng Công an nhân dân nói chung.
4- Công tác công an bảo đảm an ninh, trật tự ở hậu phương, phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người trực tiếp tham gia chỉ huy và chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết, tất cả cán bộ chiến sĩ công an, quân đội đều xuống cơ sở cùng với cán bộ của huyện, khu vận động dân nộp thuế nông nghiệp, cho Chính phủ vay thóc, đi dân công phục vụ chiến dịch; tổ chức cho dân sơ tán phòng địch bắn phá, vận động dân tập trung sức giã gạo, gánh gạo nhập kho, tổ chức sẵn lực lượng dân công khi cần sử dụng được ngay. Với nhiệm vụ của công an huyện, huyện đội còn phải giáo dục, răn đe giám sát các đối tượng ngụy quân, ngụy quyền, do thám chưa chịu cải tạo không để cho chúng chống phá, gây rối hậu phương; tổ chức dân quân tuần tra kiểm soát, bảo vệ kho tàng, nơi bộ đội đóng, trú quân, giáo dục quần chúng phòng gian bảo mật, tuyệt đối giữ bí mật thực hiện “Ba không”. Cả trước, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nói chung và huyện Tuần Giáo nói riêng đã dốc toàn sức lực, tinh thần, tính mạng, của cải tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đến thắng lợi “chấn động địa cầu”, trong đó có những đóng góp của lực lượng công an huyện Tuần giáo. Đại úy, ThS. Lê Văn Cử, khẳng định, ngay từ khi bước vào Đông - Xuân 1953-1954, là một lực lượng vũ trang cách mạng, ngành công an được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng bảo vệ - an ninh quân đội trực tiếp bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ, coi đây là công tác trọng tâm. Bộ Công an thành lập “Ban Công an tiền phương” phục vụ chiến dịch trực thuộc Hội đồng Cung cấp mặt trận. Chỉ riêng công tác bảo đảm hậu cần, Hội đồng Cung cấp mặt trận đã huy động nhân dân đóng góp 25.560 tấn gạo, 266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền, vận chuyển trên các tuyến đường dài hàng nghìn ki-lô-mét từ các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn lên Điện Biên Phủ.
Gần 70 bản tham luận từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, quản lý các cấp, ngành, các nhà hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực, các địa bàn; các cán bộ lão thành cách mạng, các tướng lĩnh cao cấp… gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo. Nhìn tổng thể, các tham luận, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo, dưới nhiều góc độ, từ nhiều cách tiếp cận, đã kiến giải và gợi mở nghiên cứu vấn đề một cách tương đối đa diện, phong phú, có đóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn.
Tạp chí Cộng sản điện tử xin giới thiệu Tổng thuật Hội thảo.
1 - Ý nghĩa thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ
Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, khẳng định, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình trên toàn thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, được ví như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là sự kết thúc thắng lợi một cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam trường kỳ, gian khổ, trong vòng vây, mà còn là sự kiện khởi đầu cho một cao trào của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân trong lịch sử thế giới cận - hiện đại. Với Điện Biên Phủ, Việt Nam nêu cao tấm gương, bài học: Một dân tộc nhỏ, yếu có thể đánh bại một cường quốc hùng mạnh, khi nhân tố con người đã trở thành quyết định, vượt lên trên các yếu tố tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Thiếu tướng, PGS, TS. Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Bằng tầm nhìn và sự lãnh đạo tài tình, đầy thao lược, sáng tạo, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã tập hợp được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự quyết tâm của toàn quân toàn dân, chúng ta đã làm nên kỳ tích lịch sử Điện biên phủ, kết thức vẻ vang cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, khẳng định, cuộc chiến thắng thực dân Pháp ngày 07-5-1954 của chúng ta mà đỉnh cao tại Điện Biên Phủ cách đây tròn 60 năm, thời gian chỉ như một gạch nối nhỏ so với lịch sử toàn cầu, nhưng là một bước tiến dài của nhân loại trên con đường tiến tới tự do! Chiến thắng ấy, tối thiểu nó “đã làm thay đổi số phận thế giới”, “làm cho các dân tộc thuộc địa ngẩng cao đầu”!. Điện Biên Phủ, tự nó mang tầm vóc của một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của Việt Nam mà là một dấu son, một tiếng vang khắp bốn bể năm châu, có ý nghĩa thời đại to lớn! Và như thế, Điện Biên Phủ, rõ ràng còn hơn cả một sự kiện! Điện Biên Phủ là hiện thân của khát vọng Việt Nam độc lập, của tinh thần và sức mạnh Việt Nam “chúng chí thành thành” đập tan mọi giặc ngoại xâm, san bằng mọi trở lực xác lập nền độc lập tự do của Tổ quốc… Thắng lợi của cuộc kháng chiến trở thành niềm tự hào về chủ nghĩa anh hùng và trí tuệ Việt Nam. Nhân loại yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do luôn ghi nhớ: Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp như là biểu tượng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
2- Sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và Bộ Công an đối với lực lượng công an trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Các báo cáo khoa học và các ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung, phân tích làm sáng tỏ và sâu sắc sự lãnh đạo sáng suốt tài tình, mang tầm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Bộ Công an và các khu ủy đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ. Dưới góc độ lịch sử, PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, quyết sách trước hết của Đảng ta và Hồ Chí Minh là tiến hành ngay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ quyết bảo vệ độc lập và thành quả cách mạng; phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đề ra đường lối kháng chiến; tổ chức Đại hội lần thứ hai của Đảng nhằm hoàn chỉnh Đường lối kháng chiến, thông qua Cương lĩnh mới nhằm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội. Cùng với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng trọng yếu của Nhà nước cách mạng, đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc kháng chiến, bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng, trấn áp các thế lực phản cách mạng, diệt tề, trừ gian bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang nhấn mạnh, ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng công an được giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch. Thứ Bộ Công an (nay là Bộ Công an) xác định rõ: “ Công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn này” (1). Từ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch tây Bắc, đáp ứng quy mô và tầm quan trọng của chiến dịch, Thứ Bộ Công an đã thành lập “Ban Công an tiền phương” nằm trong Hội đồng Cung cấp do đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch. Các “Ban Công an tiền phương” được Thứ Bộ Công an giao nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch, tập trung bảo vệ đội ngũ dân công, bảo vệ an toàn giao thông - vận tải, bảo vệ kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, nơi trú quân của bộ đội; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của bọn tình báo, gián điệp, biệt kích, phỉ, phản động ở cả vùng hậu phương và trên toàn tuyến mặt trận. Thượng tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, khẳng định, Công an nhân dân là lực lượng được Đảng và Hồ Chí Minh tin cậy giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các lực lượng trong Quân đội nhân dân. Nhận thức được toàn diện và sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chiến dịch, Bộ Công an xác định công tác bảo vệ chiến dịch là nhiệm vụ trọng tâm của Công an nhân dân trong thời gian này.
Nhà báo Hà Đăng cho biết, qua một số tài liệu tổng kết đã được công bố của chúng ta, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công an nhân dân được Đảng, Chính phủ ta giao những nhiệm vụ rất quan trọng, và có những cố gắng lớn lao, đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ ấy, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ 60 năm về trước. Những nhiệm vụ và thành tựu ấy, có thể nói gọn như sau: bảo vệ an toàn tuyệt đối các lực lượng tham gia chiến dịch, các kho tàng, nơi đóng quân, chuyển quân và các tuyến đường từ hậu phương ra chiến trường Điện Biên Phủ; đập tan âm mưu và các hoạt động tình báo, gián điệp của địch, bảo đảm bí mật, an toàn và bất ngờ của chiến dịch; tham gia phá tề, trừ gian, tiễu phỉ và tiến công địch trên các chiến trường, hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Trung ương Đảng, các cơ quan đầu não của ta và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa bình cho biết, tỉnh Hòa Bình xác định là hậu phương trực tiếp của chiến trường cả nước, là địa bàn tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu III, Liên khu IV, từ đây tổ chức vận chuyển qua tỉnh Sơn La lên mặt trận. Ty Công an Hòa Bình thành lập “Ban Công an tiền phương” trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch, bảo vệ hoạt động của các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội. Tỉnh ủy Hòa Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo Ty Công an Hòa Bình làm tốt công tác nắm tình hình địch, phát động phong trào “Phòng gian bảo mật” rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Theo đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó có công sức đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Lai Châu, lực lượng công an của tỉnh đóng vai trò nòng cốt vừa xây dựng và củng cố, phối hợp chặt chẽ cùng các lực lượng và nhân dân các dân tộc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống phản động, tiễu phỉ, trừ gian, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng vòng ngoài của địch; đập tan hoàn toàn các âm mưu và hoạt động chống phá của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, gây phỉ để mở rộng chiếm đóng; bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng của tỉnh, các tuyến đường vận chuyển phục vụ chiến dịch Điện Biên phủ; đồng thời kết hợp thực hiện công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, an ninh chính trị, củng cố và ổn định vùng mới giải phóng, xây dựng, củng cố hậu phương vững chắc; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của quần chúng giúp cho nhân dân yên tâm sản xuất khôi phục kinh tế và đóng góp sức người, sức của chi viện góp phần phục vụ chiến dịch Điện Biên phủ lịch sử đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La chia sẻ, xuyên suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy Sơn La, của Bộ Công an, trực tiếp là Khu Công an Tây Bắc, lực lượng Công an Sơn La chiến đấu vô cùng anh dũng, góp phần xây dựng căn cứ địa cách mạng của tỉnh, gây dựng cơ sở hậu địch, phát tề, trừ gian diệt ác, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ nhân dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân là những bài học có giá trị to lớn cả về truyền thống lịch sử cách mạng, về tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo công tác của lực lượng công an; đồng thời cũng là tiền đề cho lực lượng Công an Sơn La phát huy trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và các giai đoạn lịch sử cách mạng tiếp theo.
Đồng chí Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Đảng và Chính phủ giao, Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo, giao nhiệm vụ cho Ty Công an Thanh Hóa bảo vệ trực tiếp phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ thể là bảo vệ an toàn cho lực lượng dân công, bảo vệ giao thông vận chuyển, bảo vệ kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội, bảo vệ bí mật các chiến dịch. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất mà Tỉnh ủy giao cho lực lượng Công an Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo lực lượng Công an Thanh Hóa thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Ngày 13-6-1957, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2, Bác khen ngợi Đảng bộ nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó...”. Trong niềm tự hào đó, Công an Thanh Hóa có một phần vinh dự rất lớn.
Về những đóng góp quan trọng của công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an nêu rõ: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân đã từng bước được phát triển, kịp thời chuyển hướng tổ chức, nhiệm vụ của toàn ngành từ kiện toàn Nha Công an Trung ương đến Thứ Bộ Công an và Bộ Công an. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng được bổ sung cho công an. Nhiều người xuất thân từ thành phần công - nông tham gia kháng chiến được tuyển chọn vào công an để tăng cường cho lực lượng chống gián điệp, phản động. Hệ thống tổ chức công an được xây dựng, kiện toàn một bước và thống nhất trong toàn quốc. Công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân đã có tầm nhìn chiến lược, được chuẩn bị từ sớm nên đã góp phần tạo nên chiến công chung của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhất là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trung tướng Lê Văn Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục IV phân tích, trong chiến dịch Điện Biên phủ, tại các tỉnh là hậu phương trực tiếp mặt trận, lực lượng hậu cần, kỹ thuật Công an nhân dân đã phối hợp với các lực lượng, vừa làm nhiệm vụ vận động quần chúng nhân dân nhường cơm, xẻ áo để có lương thực, thực phẩm cung cấp cho mặt trận Điện Biên phủ, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ dân công, hàng hóa chi viện cho chiến trường. Trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh, khi đó, mặc dù còn rất non trẻ, nhưng lực lượng Công an nhân dân đã nhanh chóng phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự, an ninh và đấu tranh giành độc lập dân tộc. Những dữ liệu lịch sử để lại đã khẳng định: Một trong những yếu tố khơi dậy tinh thần, sức mạnh của toàn lực lượng Công an nhân dân, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự chủ động, kiên định và đúng đắn trong công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an xuyên suốt trong chiều dài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công Đông - Xuân năm 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm. Trung tướng Đặng Xuân Loan, Tổng Cục trưởng Tổng Cục V, Bộ Công an cho biết, qua thực tiễn cuộc chiến đấu đầy cam go, quyết liệt, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng Tình báo Công an luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp và sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo chặt chẽ của ngành công an. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác tình báo, Người dạy:“Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc. Muốn biết trước mọi việc thì phải dùng trinh thám” hay “Vận mệnh quốc gia còn hay mất một phần lớn là công của gián điệp”. Người cũng nhiều lần gửi thư động viên, khen ngợi lực lượng Tình báo, trong đó nêu lên các quan điểm, tư tưởng, tổ chức, hoạt động và những nội dung về xây dựng lực lượng như “Tình báo phải dựa vào dân”, xác định “Tình báo là một khoa học” và khẳng định bốn đức tính của người tình báo “Bí mật, cẩn thận, khôn khéo, kiên nhẫn”…
3- Lực lượng công an trực tiếp bảo vệ và tham gia Chiến dịch
Đại tướng, GS, TS. Trần Đại Quang khẳng định: Trong thắng lợi chung của dân tộc ta, lực lượng Công an nhân dân có vai trò và những đóng góp hết sức quan trọng, kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân cả nước lập nên nhiều chiến công hiển hách trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, người không thể không nhắc đến là Trung tướng Trần Quyết - Trưởng ban Bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ - vị chỉ huy nổi tiếng trong những chiến dịch tiễu phỉ, truy bắt các toán gián điệp, biệt kích Mỹ - Ngụy. Một con người mà cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông đều gắn liền với sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Sắc sảo về nghiệp vụ, kiên quyết mà tình người, những trang đời của ông đã để lại những dấu ấn khó quên trong đồng chí, đồng nghiệp và những người dân nơi ông từng sinh sống và hoạt động.
Nhìn lại công tác cảnh vệ công an nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, Trung tướng Vũ Xuân Sinh, Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ phân tích, ra đời trong giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân với lòng trung thành tuyệt đối với Đảng đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, bảo vệ tuyệt đối an toàn Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, các cơ quan đầu não và các khu căn cứ địa. Đây là tiền đề bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần xứng đáng cùng với các lực lượng trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, viết nên những trang sử vàng chói lọi, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của lực lượng Cảnh vệ Anh hùng qua các thời kỳ của cách mạng. Thiếu tướng Bùi Thế Dy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh I khẳng định, quá trình triển khai công tác phòng, chống gián điệp bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng an ninh đã phát động rộng rãi phong trào quần chúng "Phòng gian, bảo mật" với nội dung thiết thực, phù hợp với từng địa phương, từng cơ quan đơn vị, do đó đã huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần quan trọng huy động sức người, của cải cho tiền tuyến cũng như xây dựng được các “Hành lang an toàn” cho hàng vạn lượt phương tiện, nhân công vận chuyển ra chiến trường. Công tác đấu tranh chống biệt kích và tiễu phỉ, bóc gỡ mạng lưới gián điệp chỉ điểm cũng như chống phản động, cô lập bọn cường hào ác bá lúc này không chỉ còn là của cơ quan chuyên môn mà đã trở thành hoạt động thường xuyên của toàn dân. Đóng góp của quần chúng, của các cơ quan đơn vị trong giai đoạn này đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng an ninh khi lực lượng còn mỏng, nghiệp vụ còn hạn chế. Thiếu tướng Lê Mai, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, nguyên Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, kể về những đóng góp của Công an Quảng Ninh trong Chiến dịch. Do điều tra nắm vững tình hình lại được sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy và lãnh đạo Công an tỉnh, công an các huyện đã kịp thời lập án đấu tranh bắt bọn cầm đầu, đưa chúng ra kiểm điểm trước dân, đề nghị xử lý chúng theo chính sách và pháp luật. Song song với sự chống phá ta của bọn phản động là âm mưu xâm nhập của các toán gián điệp, biệt kích do Mỹ Ngụy từ miền Nam Việt Nam và Đài Loan tung về. Địa bàn đột kích của chúng là các huyện: Móng Cái, Hà Cối, Đầm Hà, Bình Liêu, Đình Lập và Cẩm Phả. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở Quảng Ninh trong thời gian này tuy có nhiều khó khăn phức tạp, song do quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Tỉnh ủy về vấn đề an ninh trật tự nên lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với quân đội, dân quân tự vệ và lực lượng các đoàn thể nhất là huy động các lực lượng thanh niên, tổ chức các ổ phục kích vừa truy bắt, vừa tiêu diệt, vừa gọi hàng hết các nhóm gián điệp, biệt kích. Những hoạt động của Công an Quảng Ninh trong thời gian này đã góp phần bảo vệ vững chắc hậu phương, góp phần tích cực cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược.
Trung tướng Nguyễn Thanh Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, nêu một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác bảo vệ đấu tranh phòng, chống phản động phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà trọng tâm là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Đó là phải nắm chắc chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và nhạy bén về chính trị để có đối sách thích hợp khi xử lý đối tượng, phải biết dựa vào nhân dân, khơi dậy truyền thống yêu nước, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, tham mưu và tổ chức nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống phản cách mạng; mỗi cán bộ, chiến sĩ trước hết phải là cán bộ chính trị, có năng lực vận động quần chúng, vững về nghiệp vụ điều tra, có trình độ về khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Thiếu tướng Lò Thanh Hay, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La, khẳng định những thành tích, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế của công tác tiễu phỉ của Công an Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ và những bài học kinh nghiệm. Diệt phỉ phải “đào tận gốc, trốc tận ngọn”, phải đánh tan tư tưởng phản động, phân hóa cao độ về tổ chức và tư tưởng của chúng, buộc phải cải tà quy chính; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong công tác phát hiện, bắt giữ, cải tạo; tránh phạm sai lầm trước âm mưu “phỉ hóa toàn dân” của địch. Thiếu tướng Bế Ngọc Báu, Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tiễu trừ phỉ ở giai đoạn này là lực lượng làm công tác bảo vệ chính quyền cách mạng, tự vệ vũ trang, giữ gìn trật tự an ninh, gọi tắt là ty liêm phóng hay ty công an (tiền thân của lực lượng Công an tỉnh Cao Bằng ngày nay), đập tan hoàn toàn âm mưu gây phỉ trong chiến lược “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đại tá Hồ Sỹ Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định, những đóng góp của lực lượng Công an Nghệ An trong việc tham gia bảo vệ dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là rất to lớn, góp phần bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các đoàn dân công phục vụ chiến dịch. Những chiến công cùng với những gương hy sinh anh dũng của các đồng chí trong chiến dịch đã đánh dấu mốc son cho trang sử truyền thống của lực lượng Công an Nghệ An nói riêng và lực lượng Công an nhân dân nói chung.
4- Công tác công an bảo đảm an ninh, trật tự ở hậu phương, phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người trực tiếp tham gia chỉ huy và chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết, tất cả cán bộ chiến sĩ công an, quân đội đều xuống cơ sở cùng với cán bộ của huyện, khu vận động dân nộp thuế nông nghiệp, cho Chính phủ vay thóc, đi dân công phục vụ chiến dịch; tổ chức cho dân sơ tán phòng địch bắn phá, vận động dân tập trung sức giã gạo, gánh gạo nhập kho, tổ chức sẵn lực lượng dân công khi cần sử dụng được ngay. Với nhiệm vụ của công an huyện, huyện đội còn phải giáo dục, răn đe giám sát các đối tượng ngụy quân, ngụy quyền, do thám chưa chịu cải tạo không để cho chúng chống phá, gây rối hậu phương; tổ chức dân quân tuần tra kiểm soát, bảo vệ kho tàng, nơi bộ đội đóng, trú quân, giáo dục quần chúng phòng gian bảo mật, tuyệt đối giữ bí mật thực hiện “Ba không”. Cả trước, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nói chung và huyện Tuần Giáo nói riêng đã dốc toàn sức lực, tinh thần, tính mạng, của cải tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đến thắng lợi “chấn động địa cầu”, trong đó có những đóng góp của lực lượng công an huyện Tuần giáo. Đại úy, ThS. Lê Văn Cử, khẳng định, ngay từ khi bước vào Đông - Xuân 1953-1954, là một lực lượng vũ trang cách mạng, ngành công an được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng bảo vệ - an ninh quân đội trực tiếp bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ, coi đây là công tác trọng tâm. Bộ Công an thành lập “Ban Công an tiền phương” phục vụ chiến dịch trực thuộc Hội đồng Cung cấp mặt trận. Chỉ riêng công tác bảo đảm hậu cần, Hội đồng Cung cấp mặt trận đã huy động nhân dân đóng góp 25.560 tấn gạo, 266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền, vận chuyển trên các tuyến đường dài hàng nghìn ki-lô-mét từ các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn lên Điện Biên Phủ.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Khảo, Cục trưởng Cục V 28 đánh giá, việc xác định nội dung và quá trình tổ chức công tác vận động quần chúng đều đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và lực lượng công an làm tham mưu, nòng cốt. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” càng khẳng định vai trò và sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân luôn kề vai sát cánh cùng các lực lượng vũ trang làm nên chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc. Một trong những phong trào góp phần quyết định sự thắng lợi là phong trào “Phòng gian, bảo mật”. Thiếu tướng Hứa Kiến Thiết, Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang, khẳng định, trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang có niềm vinh dự đặc biệt, bởi nơi đây vừa là Thủ đô cách mạng, vừa là địa bàn trọng yếu của Thủ đô kháng chiến. Đã có 13/14 bộ, cơ quan ngang bộ; 65 bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương đặt trụ sở làm việc tại các huyện, thị của Tuyên Quang. Trong niềm vinh dự đó có đóng góp đáng kể của công an tỉnh Tuyên Quang trong công tác phối hợp bảo vệ an toàn căn cứ địa cách mạng của cả nước thời kỳ này. Thiếu tướng, TS. Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với lực lượng còn mỏng, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, lại gặp muôn vàn khó khăn do phải đối phó với các tổ chức tình báo, do thám, gián điệp, các tổ chức phản động khác của thực dân Pháp và tay sai, nhưng với ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội đã tích cực hoạt động, nắm tình hình địch, báo cáo lên Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội, lên Bộ Công an và Trung ương Đảng. Đó là cơ sở để Trung ương Đảng cũng như các cấp, các ngành đề ra chủ trương đối phó phù hợp cũng như đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh chống địch, góp phần vào thắng lợi chung. Các hoạt động quân sự và binh vận của quân và dân Hà Nội nói chung, của lực lượng Công an Hà Nội nói riêng đã phần nào kìm hãm lực lượng địch, tạo tình trạng bất ổn ngay tại hậu cứ lớn nhất của địch ở miền Bắc Đông Dương. Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái đề cao vai trò to lớn của công an Yên bái trong công tác vận động quần chúng “Phòng gian, bảo mật” trong kháng chiến; đấu tranh chống gián điệp, biệt kích và phản động, làm thất bại âm mưu gây phỉ của thực dân Pháp; tích cực tham gia bảo vệ Phà Âu Lâu, vận chuyển vũ khí, phương tiện, lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Kể về công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động sức người, sức của phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ và vai trò của lực lượng Công an tỉnh Sơn La, đồng chí Lò Mai Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La khẳng định, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Sơn La được xác định là hậu phương trực tiếp và là tiền phương từ hướng Nam của mặt trận, là địa bàn có huyết mạch giao thông nối liền giữa Việt Bắc và Tây Bắc, nối liền giữa miền xuôi và miền núi, do đó, nhiệm vụ phục vụ chiến dịch đối với tỉnh Sơn La vô cùng to lớn và nặng nề; đóng góp lương thực, thực phẩm và dân công với một khối lượng rất lớn. Tổng số dân công đã huy động phục vụ chiến dịch gần 22.000 người (vượt chỉ tiêu 10.000 người) với gần 02 triệu ngày công, có đợt anh chị em phục vụ liên tục trên một tháng ở những trọng điểm ác liệt. Tỉnh huy động được 2.744 tấn gạo, vượt 199 tấn; 73 tấn thịt, vượt 13 tấn, và gần 140 tấn rau các loại. Thượng tá, TS. Nguyễn Thị Thớn, PV 11, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ năm 1951 - 1953, ở Nam Bộ, tuy ta không đánh lớn nhưng lực lượng công an xung phong phối hợp với bộ đội đã anh dũng chống càn, tập kích, phục kích, bẻ gãy nhiều cuộc hành quân càn quét của chúng làm cho lực lượng của chúng bị dàn mỏng, phân tán; bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân, bảo vệ an toàn khu căn cứ kháng chiến, tham gia đánh địch, diệt nhiều tên tình báo, gián điệp và bọn tề ngụy gian ác. Các Ty Công an Nam Bộ phát động phong trào “Phòng gian, bảo mật” rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã. Trong các đô thị ở Nam Bộ, công an sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo, táo bạo. Cán bộ chiến sĩ công an Nam Bộ dũng cảm chiến đấu oanh liệt trên các mặt trận, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hy sinh bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ lãnh đạo, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Thượng tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, ghi nhận việc Bộ Công an và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo này là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với niềm vui phấn khởi, tự hào. Hội thảo không chỉ tái hiện không khí hào hùng, tô đậm hơn tầm vóc lịch sử mang ý nghĩa thế giới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn khắc sâu, làm sáng tỏ hơn vai trò và những đóng góp to lớn của lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ này; đồng thời còn là một dịp để chúng ta tỏ lòng tri ân với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an đã hy sinh xương máu, cống hiến tuổi xuân và trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần đem lại hòa bình, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, cổ vũ công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
-----------------------------
(1): Công an nhân dân Việt Nam lịch sử biên niên (1945 - 1954), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.380
Lào chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (04/05/2014)
Lào chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (04/05/2014)
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên  (04/05/2014)
Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Điện Biên  (04/05/2014)
Lo ngại về an ninh cho diễn đàn kinh tế thế giới ở Nigeria  (03/05/2014)
Mỹ cảnh báo áp đặt thêm các lệnh trừng phạt Nga  (03/05/2014)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm