Ba bộ trưởng giải trình về giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử phát biểu tại phiên họp |
Nội dung giải trình là làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo với trọng tâm chính: công tác xây dựng, ban hành và tổ chức điều hành thực hiện chính sách pháp luật, điều tra, thống kê xác định đối tượng nghèo, phân bổ nguồn lực, thanh tra kiểm tra; Thực trạng kết quả giải quyết tình hình thiếu đất, chủ yếu là đất sản xuất trong một bộ phận của đồng bào dân tộc thiểu số, những tác động của thiên tai, việc thực hiện các dự án kinh tế xã hội nhất là thủy điện, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp và biện pháp để khắc phục những tác động tiêu cực đến hiệu quả giảm nghèo;
Đề xuất các kiến nghị, giải pháp có tính chất then chốt quyết định để thực hiện giảm nghèo có hiệu quả hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới, nhất là giai đoạn sau 2015-2020.
Tham gia trả lời còn có Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến.
Giảm thiểu chồng chéo trong chính sách về giảm nghèo
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về giải pháp nhằm giảm thiểu chồng chéo trong chính sách về giảm nghèo, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững đã phân công cho từng ngành rà soát các chính sách thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Trong đó, một trong các giải pháp ưu tiên là tiếp tục tập trung cao cho những vùng khó khăn, tập trung nguồn lực của giai đoạn còn lại cho các xã nghèo, huyện nghèo; ưu tiên nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu để cho bà con có điều kiện phát huy nội lực; giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, tăng nguồn vốn vay phát triển sản xuất đồng thời các bộ ngành cũng cần hướng dẫn nghề nghiệp để bà con sản xuất thoát nghèo; tăng đầu tư cho cộng đồng khu vực nghèo nói chung, khuyến khích các hộ nghèo vay các nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc.
Thời gian tới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được phân loại, đối tượng hộ nghèo không còn sức lao động sẽ chuyển sang đối tượng bảo trợ xã hội. Các đối tượng mất đất sản xuất… tùy theo mức độ sẽ được phân cấp cho địa phương để trên cơ sở đó đề xuất các nhóm chính sách.
Giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
Đánh giá về nguyên nhân của tình trạng thiếu đất sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử nêu rõ trước hết là do nhiều địa phương chưa làm tốt việc phân bổ đất sản xuất; đất bị thu hồi để phục vụ lợi ích công; thiên tai mất mùa; một số địa phương thiếu đất.
Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội cần có Nghị quyết về bố trí đất đai cho vùng đồng bào dân tộc.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhận định việc thiếu đất sản xuất là vấn đề lớn, cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng, các bộ ngành cần rà soát lại các nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó có thể thu hồi một phần đất phù hợp để tiếp tục ưu tiên giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Thời gian qua, thực hiện Quyết định 146/2005 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã thu hồi 890.000ha của các nông, lâm trường. Trong đó, các nông trường đã bàn giao là 37.800ha, các lâm trường đã giao 641.000ha và các Ban quản lý rừng đặc hộ, phòng hộ đã giao 211.000ha.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết thêm, hiện nay ở nhiều địa phương không còn đất để giải quyết cho đồng bào sản xuất nông nghiệp nhưng quỹ đất lâm nghiệp còn nhiều. Vì thế, Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh giao đất, giao rừng, khoán rừng cho đồng bào.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 231/2005, thí điểm giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn bản. Đến nay, đã có 5.427 hộ dân được giao 118.000ha. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp cần tiếp tục hỗ trợ đồng bào sản xuất hiệu quả hơn trên diện tích hiện có; thực hiện các chính sách giúp đồng bào phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó có việc đào tạo nghề cho đồng bào.
Tập trung nguồn vốn cho an sinh xã hội
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, hiện nay vùng đồng bào dân tộc chưa được bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ, cao nhất mới chỉ đạt ở mức 50% nguồn vốn. Bộ trưởng đề nghị tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII sẽ bố trí bổ sung đủ vốn cho các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Tham gia giải trình thêm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết các chương trình bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở, giáo dục cho người nghèo đều đã được đáp ứng đủ vốn, tuy nhiên tại một số địa phương còn chậm triển khai thực hiện.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định bố trí đủ ngân sách cho các chương trình là mong muốn chung của tất cả các bộ, ngành. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách còn khó khăn hiện nay, Chính phủ sẽ lựa chọn những chính sách cần được ưu tiên hơn để huy động nguồn vốn.
Chính phủ đã đề ra các giải pháp về bố trí ngân sách cho giai đoạn tiếp theo, trong đó, ưu tiên hàng đầu là tập trung cho các chính sách về an sinh xã hội, trong đó có giảm nghèo đồng thời Chính phủ cũng chỉ đạo các bộ ngành trong việc rà soát các chính sách cũ, ban hành chính sách mới phải tính đến nguồn ngân sách hiện có, tránh tình trạng ban hành chính sách rồi mà không có nguồn lực thực hiện, dẫn đến chính sách không khả thi, làm giảm lòng tin của các đối tượng thụ hưởng.
Tập trung dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu tại phiên họp |
Thông tin về các chính sách học nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền chỉ rõ: Quyết định 267/2005/QĐ -TTg về chính sách dạy nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã có hiệu quả bước đầu, tuy nhiên đối tượng quy định của Quyết định còn hẹp; kinh phí giao cho địa phương tự cân đối vì vậy chương trình để học sinh đi học nghề tại các trường nội trú còn ít.
Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Chính phủ sửa đổi Quyết định 267 theo hướng tất cả con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học nghề đều được hưởng chế độ; địa phương nào không cân đối được ngân sách thì sẽ được Trung ương hỗ trợ thực hiện mục tiêu để đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao tri thức, tay nghề.
Về cơ chế phát triển hàng hóa vùng đồng bào dân tộc, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho rằng thời gian tới các bộ ngành cần hỗ trợ mạnh để đồng bào dân tộc thiểu số chuyển sang phát triển hàng hóa thay bằng tự cung tự cấp. Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương hỗ trợ bà con đồng thời lựa chọn cây trồng vậy nuôi phù hợp với ưu thế của từng địa phương; hỗ trợ, phổ biến bà con đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất; làm tốt hơn công tác khuyến nông.
Các bộ trưởng cũng đã tập trung giải đáp các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về biện pháp nhằm hạn chế tình trạng di dân tự do; vai trò của các doanh nghiệp trong việc xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vấn đề giáo dục đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Khắc phục hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước phát biểu kết luận tại phiên họp
Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đánh giá các bộ trưởng chuẩn bị tài liệu đầy đủ, giải đáp được nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội. Thông qua đó có thể thấy được bức tranh toàn cảnh, những hạn chế, thách thức trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.
Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc đề nghị các bộ ngành cần tập trung rà soát các cơ chế chính sách, khắc phục tình trạng có nhiều nội dung chồng chéo; cân đối nguồn lực cho các chính sách được ban hành; tăng cường phân cấp cho địa phương, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ dạy nghề cho vùng đồng bào dân tộc đồng thời các bộ, ngành cần đề ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, thu hút lao động đồng bào dân tộc thiểu số làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp, giải quyết sức ép về thiếu đất sản xuất... nhằm giãn dần khoảng cách giàu nghèo giữa đồng bào dân tộc với người dân địa phương; xây dựng các mô hình đoàn kết dân tộc.../.
Festival Huế - sự hội tụ và tỏa sáng tinh hoa văn hóa thế giới  (25/04/2014)
Cấm vận Nga - kinh tế toàn cầu ảnh hưởng  (25/04/2014)
Tưởng dễ hoá khó  (25/04/2014)
Công bố quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân  (25/04/2014)
Bộ Giáo dục và Đào tạo xin rút Đề án Đổi mới sách giáo khoa khỏi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội  (25/04/2014)
Kinh tế toàn cầu đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực  (25/04/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển