Tưởng dễ hoá khó
22:12, ngày 25-04-2014
TCCSĐT - Trong chuyến công du châu Á lần thứ 5 kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma dành 08 ngày đến thăm bốn nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin. Chuyến đi này vốn đã được dự định thực hiện cách đây hơn nửa năm nhưng rồi bị trì hoãn bởi Quốc hội Mỹ không thông qua ngân sách khiến Chính phủ Mỹ tạm thời phải ngừng hoạt động.
Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma muốn dùng chuyến đi này để khẳng định sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dẫu có phải bận tâm hơn tới những khu vực khác trên thế giới thì cũng không thể sao nhãng khu vực này, vẫn kiên định định hướng và kiên trì triển khai thực hiện. Cả bốn nước nói trên đều cần sự khẳng định đó của Mỹ.
Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ. Phi-líp-pin từng là thuộc địa của Mỹ, rồi cũng đã có thời là đồng minh quân sự của cường quốc này và nay đang từng bước khôi phục mối quan hệ đặc biệt ấy. Ma-lai-xi-a cũng đang nỗ lực để có được vai trò bản lề cho Mỹ ở khu vực. Tất cả những nước này đều được Mỹ đặc biệt coi trọng trong việc bố trí chiến lược ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Từ giác độ lợi ích của từng nước cũng như của Mỹ, chuyến đi này của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma được đánh giá là thuận lợi và dễ dàng đạt kết quả. Sự đồng thuận đã lấn át dị biệt quan điểm hoặc những bất đồng quan điểm có chăng thì cũng không gây cản trở quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên trên thực tế, chuyến đi này không dễ dàng đến vậy đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma bởi tính nhạy cảm của những diễn biến mới ở khu vực này và trên thế giới, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang trắc trở. Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chưa thật sự suôn sẻ. Trung Quốc không chỉ tiếp tục sự trỗi dậy mạnh mẽ và thách thức vai trò chính trị thế giới của Mỹ mà đã chuyển sang giai đoạn sử dụng những thành quả phát triển này để thực hiện những dự định và lợi ích, trong đó có việc tăng cường vũ trang, đẩy mạnh hoạt động quân sự trên các vùng biển và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản, Phi-líp-pin cũng như một số đối tác khác trong khu vực.
Sau những gì mà Nga vừa làm ở Crưm và Mỹ lo ngại Nga sẽ còn có thể làm ở U-crai-na, Mỹ có nhu cầu và lợi ích thiết thực trong việc tranh thủ Trung Quốc nhằm vừa tách Trung Quốc ra khỏi sự gắn kết với Nga, vừa ngăn ngừa khả năng Trung Quốc có thể cũng hành xử như Nga. Nhưng Mỹ lại đồng thời không thể không duy trì cam kết đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như hậu thuẫn an ninh cho Phi-líp-pin.
Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không thể không tỏ ra đứng hẳn về phía Nhật Bản và Phi-líp-pin nhưng đồng thời cũng phải tìm cách góp phần làm giảm căng thẳng và đối kháng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc; Phi-líp-pin và Trung Quốc cũng như dàn hòa giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Ma-lai-xi-a, cái khó đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma là không thể không đề cập đến tình trạng dân chủ và nhân quyền.
Hợp tác kinh tế và thương mại đương nhiên là chủ đề không thể thiếu trên chương trình nghị sự của Tổng thống B. Ô-ba-ma ở tất cả những nơi ông đến thăm, đặc biệt ở Nhật Bản với việc xúc tiến đàm phán về thiết lập quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng rõ ràng, chủ đề nội dung này được đặt trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh hiện tại không nổi trội bằng vấn đề chính trị - an ninh khu vực và thế giới.
Qua chuyến đi này của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma có thể nhận diện rõ nét hơn và cụ thể hơn cách thức Mỹ triển khai thực hiện sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới tác động của những diễn biến mới ở khu vực và trong chính sách của các đối tác liên quan. Đó là củng cố đồng minh chiến lược và gắn kết các đối tác khác trong việc bố trí chiến lược ở khu vực đồng thời tránh để xảy ra xung khắc lợi ích với Trung Quốc đến mức Mỹ buộc phải lựa chọn là những định hướng chính của Mỹ trong triển khai thực hiện chiến lược này.
Trong bối cảnh Trung Quốc luôn để ý, còn các đồng minh và đối tác luôn tận lợi khiến chuyện “tưởng dễ lại hóa khó” đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Nhưng cũng vì cả Trung Quốc lẫn các đồng minh và đối tác này đều không thể bất chấp Mỹ nên chuyện ấy lại chẳng đến nỗi quá khó và càng không phải không khả thi đối với nước Mỹ nói chung và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma trong chuyến đi này./.
Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ. Phi-líp-pin từng là thuộc địa của Mỹ, rồi cũng đã có thời là đồng minh quân sự của cường quốc này và nay đang từng bước khôi phục mối quan hệ đặc biệt ấy. Ma-lai-xi-a cũng đang nỗ lực để có được vai trò bản lề cho Mỹ ở khu vực. Tất cả những nước này đều được Mỹ đặc biệt coi trọng trong việc bố trí chiến lược ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Từ giác độ lợi ích của từng nước cũng như của Mỹ, chuyến đi này của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma được đánh giá là thuận lợi và dễ dàng đạt kết quả. Sự đồng thuận đã lấn át dị biệt quan điểm hoặc những bất đồng quan điểm có chăng thì cũng không gây cản trở quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên trên thực tế, chuyến đi này không dễ dàng đến vậy đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma bởi tính nhạy cảm của những diễn biến mới ở khu vực này và trên thế giới, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang trắc trở. Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chưa thật sự suôn sẻ. Trung Quốc không chỉ tiếp tục sự trỗi dậy mạnh mẽ và thách thức vai trò chính trị thế giới của Mỹ mà đã chuyển sang giai đoạn sử dụng những thành quả phát triển này để thực hiện những dự định và lợi ích, trong đó có việc tăng cường vũ trang, đẩy mạnh hoạt động quân sự trên các vùng biển và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản, Phi-líp-pin cũng như một số đối tác khác trong khu vực.
Sau những gì mà Nga vừa làm ở Crưm và Mỹ lo ngại Nga sẽ còn có thể làm ở U-crai-na, Mỹ có nhu cầu và lợi ích thiết thực trong việc tranh thủ Trung Quốc nhằm vừa tách Trung Quốc ra khỏi sự gắn kết với Nga, vừa ngăn ngừa khả năng Trung Quốc có thể cũng hành xử như Nga. Nhưng Mỹ lại đồng thời không thể không duy trì cam kết đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như hậu thuẫn an ninh cho Phi-líp-pin.
Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma không thể không tỏ ra đứng hẳn về phía Nhật Bản và Phi-líp-pin nhưng đồng thời cũng phải tìm cách góp phần làm giảm căng thẳng và đối kháng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc; Phi-líp-pin và Trung Quốc cũng như dàn hòa giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Ma-lai-xi-a, cái khó đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma là không thể không đề cập đến tình trạng dân chủ và nhân quyền.
Hợp tác kinh tế và thương mại đương nhiên là chủ đề không thể thiếu trên chương trình nghị sự của Tổng thống B. Ô-ba-ma ở tất cả những nơi ông đến thăm, đặc biệt ở Nhật Bản với việc xúc tiến đàm phán về thiết lập quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng rõ ràng, chủ đề nội dung này được đặt trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh hiện tại không nổi trội bằng vấn đề chính trị - an ninh khu vực và thế giới.
Qua chuyến đi này của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma có thể nhận diện rõ nét hơn và cụ thể hơn cách thức Mỹ triển khai thực hiện sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới tác động của những diễn biến mới ở khu vực và trong chính sách của các đối tác liên quan. Đó là củng cố đồng minh chiến lược và gắn kết các đối tác khác trong việc bố trí chiến lược ở khu vực đồng thời tránh để xảy ra xung khắc lợi ích với Trung Quốc đến mức Mỹ buộc phải lựa chọn là những định hướng chính của Mỹ trong triển khai thực hiện chiến lược này.
Trong bối cảnh Trung Quốc luôn để ý, còn các đồng minh và đối tác luôn tận lợi khiến chuyện “tưởng dễ lại hóa khó” đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma. Nhưng cũng vì cả Trung Quốc lẫn các đồng minh và đối tác này đều không thể bất chấp Mỹ nên chuyện ấy lại chẳng đến nỗi quá khó và càng không phải không khả thi đối với nước Mỹ nói chung và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma trong chuyến đi này./.
Công bố quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân  (25/04/2014)
Bộ Giáo dục và Đào tạo xin rút Đề án Đổi mới sách giáo khoa khỏi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội  (25/04/2014)
Kinh tế toàn cầu đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Điện Biên tổ chức đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ  (25/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên