Đại diện châu Phi được bầu làm Tổng Thư ký IPU
21:23, ngày 21-03-2014
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 20-3, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 130 đã bầu ông Martin Chungong, ứng cử viên Cameroon, làm tân Tổng Thư ký IPU với nhiệm kỳ 4 năm.
Ông Martin Chungong sẽ kế nhiệm Tổng Thư ký Anders B.Johnsson, người đã giữ cương vị này 16 năm, vào tháng Sáu tới.
Ông Chungong là đại diện châu Phi đầu tiên giữ chức vụ này trong lịch sử 125 năm kể từ khi IPU được thành lập năm 1889, với sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đang phát triển cũng như các nước thế giới thứ ba.
Ông Chungong, giữ chức Phó Tổng thư ký IPU từ năm 2012, đã tham gia hoạt động tại IPU được 20 năm. Trước khi tham gia IPU năm 1993, ông Chungong từng làm việc trong Quốc hội Cameroon khoảng 14 năm.
Cũng trong phiên họp lần này, Đại hội đồng IPU đã kết nạp Tonga trở thành thành viên mới, đưa tổng số nghị viện thành viên IPU lên 164. Bên cạnh việc bàn thảo các biện pháp và nỗ lực nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân để hướng tới một thế giới an toàn hơn, Đại hội đồng IPU còn đề cập đến nhiều vấn đề như các cam kết giúp các quốc hội đáp ứng các thách thức mới, đảm bảo quyền đại diện chính trị trong quốc hội của các nữ nghị sĩ, trao đổi kinh nghiệm giữa nghị viện các nước, góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
IPU họp Đại hội đồng mỗi năm hai lần và là một tổ chức được dành riêng cho hòa bình và tăng cường dân chủ. Thời gian gần đây, hoạt động của IPU gắn kết nhiều với Liên hợp quốc và chủ đề của phiên họp 130 năm nay là "Tiếp tục cam kết vì hòa bình và dân chủ".
Nội dung và kết quả hoạt động tại IPU sẽ được tham vấn cho các nghị viện thành viên, qua đó đề nghị các quốc hội thực hiện những mục tiêu đề ra./.
Ông Chungong là đại diện châu Phi đầu tiên giữ chức vụ này trong lịch sử 125 năm kể từ khi IPU được thành lập năm 1889, với sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đang phát triển cũng như các nước thế giới thứ ba.
Ông Chungong, giữ chức Phó Tổng thư ký IPU từ năm 2012, đã tham gia hoạt động tại IPU được 20 năm. Trước khi tham gia IPU năm 1993, ông Chungong từng làm việc trong Quốc hội Cameroon khoảng 14 năm.
Cũng trong phiên họp lần này, Đại hội đồng IPU đã kết nạp Tonga trở thành thành viên mới, đưa tổng số nghị viện thành viên IPU lên 164. Bên cạnh việc bàn thảo các biện pháp và nỗ lực nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân để hướng tới một thế giới an toàn hơn, Đại hội đồng IPU còn đề cập đến nhiều vấn đề như các cam kết giúp các quốc hội đáp ứng các thách thức mới, đảm bảo quyền đại diện chính trị trong quốc hội của các nữ nghị sĩ, trao đổi kinh nghiệm giữa nghị viện các nước, góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
IPU họp Đại hội đồng mỗi năm hai lần và là một tổ chức được dành riêng cho hòa bình và tăng cường dân chủ. Thời gian gần đây, hoạt động của IPU gắn kết nhiều với Liên hợp quốc và chủ đề của phiên họp 130 năm nay là "Tiếp tục cam kết vì hòa bình và dân chủ".
Nội dung và kết quả hoạt động tại IPU sẽ được tham vấn cho các nghị viện thành viên, qua đó đề nghị các quốc hội thực hiện những mục tiêu đề ra./.
Phát triển đặc khu kinh tế - kinh nghiệm và cơ hội  (21/03/2014)
Tạo sức bật cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014  (20/03/2014)
Tạo sức bật cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014  (20/03/2014)
Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam  (20/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên