Hà Nội đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng xử lý nước thải
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhằm từng bước xây dựng, phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn, thành phố Hà Nội sẽ dành hơn 42.000 tỷ đồng để triển khai 19 dự án từ nay đến năm 2020.
Trong đó, nguồn vốn ODA chiếm hơn 19.000 tỷ đồng, vốn ngân sách 4.300 tỷ và nguồn vốn xã hội hóa gần 19.000 tỷ đồng.
Mục tiêu của các dự án này nhằm cải thiện mạnh mẽ điều kiện vệ sinh môi trường của thành phố, nâng cao mức độ dịch vụ đô thị, đáp ứng nhu cầu cải thiện môi trường sống ngày càng cao của nhân dân Thủ đô.
Trong số các dự án được triển khai trong giai đoạn này, thành phố sẽ triển khai dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành và triển khai xây dựng dư án nhà máy xử lý nước thải Hồ Bảy Mẫu trong nội đô với công suất 13.300 m3/ngày đêm (thuộc Dự án thoát nước Hà Nội - giai đoạn II) với kinh phí 400 tỷ đồng.
Trên cơ sở quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ đề xuất các dự án ưu tiên và hình thức đầu tư phù hợp; lập kế hoạch và phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho công trình xử lý nước thải đô thị để có cơ sở công bố, kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Sở cũng sẽ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thoát nước, xử lý nước thải trọng điểm và cấp bách trên địa bàn bảo đảm kế hoạch, chất lượng và tiến độ, bao gồm dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày đêm; triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô, công suất 84.000m3/ngày đêm theo hình thức BOT; xúc tiến dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước nhà máy xử lý nước thải Tây Sông Nhuệ giai đoạn I, công suất 58.000m3/ngày/đêm…
Cũng theo Sở Xây dựng, để triển khai nhiệm vụ cấp bách này, thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức trong công tác bảo vệ, quản lý các công trình thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chống lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện xả nước thải ra hệ thống thoát nước và môi trường đúng quy định./.
Trung Quốc ưu tiên chiến lược thúc đẩy ngoại giao kinh tế  (06/01/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị  (06/01/2014)
Đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân hóa trị nghiện bằng Methadole  (06/01/2014)
Thông tấn xã Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào thi đua  (06/01/2014)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Italy  (06/01/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên