Sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc, miền núi
Chính sách đối với vùng dân tộc, miền núi luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc, miền núi vẫn còn nhiều khó khăn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã giải đáp những băn khoăn của người dân liên quan tiến độ triển khai chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, miền núi và vấn đề huy động nguồn vốn xã hội hóa, góp phần giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.
Chính sách hỗ trợ chưa đủ sức xoay chuyển tình thế
Về việc triển khai các chính sách mới ban hành dành cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết: Là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, triển khai các đề án, chương trình, chính sách mới hỗ trợ đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi.
Năm 2013, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc, Chương trình hành động về công tác dân tộc đến năm 2020; xây dựng một số chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc; tiếp tục thực hiện Chương trình 135, giúp đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn thoát khỏi đói nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi có tác dụng to lớn, giúp đồng bào có điều kiện phấn đấu, tổ chức lại sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho rằng, các chính sách này còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đủ sức xoay chuyển tình thế. Đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do một số chính sách ban hành đã lâu, đã lạc hậu, chưa được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình hiện nay. Sự phân công quản lý, điều hành các chương trình còn chồng chéo, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng. Một số chính sách chưa được bố trí ngân sách kịp thời…
Phát huy tiềm năng, nội lực của từng vùng
Đồng tình với ý kiến cho rằng, việc nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, miền núi phụ thuộc nhiều vào việc phát huy tiềm năng kinh tế của từng vùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: mỗi địa phương, địa bàn có lợi thế riêng, các dân tộc cũng có những tập quán rất riêng biệt, do vậy cần căn cứ vào tình hình phát triển của mỗi vùng, miền để có những chủ trương, chính sách phù hợp. Ngoài ban hành các chính sách chung đối với cả nước, Ủy ban Dân tộc đã ban hành những chính sách riêng cho từng vùng, miền; hỗ trợ riêng cho một số dân tộc đặc biệt khó khăn và ít người.
Đề cập vấn đề huy động nguồn vốn hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử nhận định: Hiện nay, nguồn lực phân bổ cho một số chính sách vùng dân tộc, miền núi đạt tỷ lệ thấp. Chính sách định canh, định cư; chính sách hỗ trợ việc làm cho đồng bào các dân tộc mới đạt trên 30%. Chính sách về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dự kiến năm 2014 mới đạt khoảng 07%. Đứng trước tình hình khó khăn của nguồn lực trong nước, vấn đề xã hội hóa, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước là hết sức quan trọng.
Vừa qua, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã ký hiệp định đầu tư tài trợ của Chính phủ Ai-len với Chính phủ Việt Nam, số tiền trị giá gần 15 triệu euro giai đoạn 2013 - 2015. Bộ trưởng khẳng định, năm 2014, Ủy ban Dân tộc sẽ phân bổ nguồn lực đến các địa phương, bảo đảm nguồn hỗ trợ sẽ đến tay đối tượng được thụ hưởng. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, do nguồn vốn ít ỏi, nên các địa phương cần sử dụng hiệu quả, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước. Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và tổ chức quốc tế, các địa phương cần phát huy nội lực, chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo./.
Hòa đàm Trung Đông có thể đạt bước tiến mới  (05/01/2014)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nga điện đàm chống khủng bố  (05/01/2014)
Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống với Cam-pu-chia  (05/01/2014)
Ban Bí thư yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp  (05/01/2014)
Thủ tướng Thái Lan kêu gọi người dân tích cực bầu cử  (05/01/2014)
Nỗ lực tìm hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện ở Campuchia  (04/01/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên