Việt Nam - Campuchia: Mối quan hệ anh em gần gũi
Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Hun Sen và Phu nhân được kỳ vọng vừa tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, vừa mở ra trang mới cho quan hệ hai nước.
Quan hệ hai nước là mối quan hệ có từ lâu đời. Trong tiến trình lịch sử, nhân dân hai nước đã “chia ngọt sẻ bùi”, cùng đứng lên chống thực dân, lật đổ chế độ diệt chủng Polpot, tạo dựng hòa bình, độc lập cho dân tộc, cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Quan hệ hai nước được nhiều thế hệ lãnh đạo coi trọng và quyết tâm xây dựng thành mối quan hệ thân thiết đặc biệt.
Ngày 24-6-1967, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự ủng hộ có ý nghĩa to lớn đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện này cũng khẳng định sự ủng hộ chân tình của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, nền trung lập của Vương Quốc Campuchia do Cựu Quốc Vương Norodom Shihanouk đứng đầu.
Ngay từ thời kỳ này hai nước đã lập Cơ quan đại diện thương mại và ký các Hiệp định kinh tế, văn hóa; trao đổi các đoàn qua lại, mở đường bay thẳng Phnom Penh - Hà Nội.
Từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của hai nước.
Các chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp hai nước thường xuyên được tiến hành.
Tháng 3-2005, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia. Hai bên ra Tuyên bố chung, nâng quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Trong dịp thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (8-2010) và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-2011), Cố Thái Thượng hoàng Norodom Shihanouk đã nhấn mạnh: “Campuchia và Việt Nam là hai nước không thể tách rời, mối quan hệ quý báu giữa hai nước cần được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước”.
Những năm gần đây, quan hệ thương mại hai nước luôn không ngừng được cải thiện và tăng cao. Trong 9 tháng của năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia đạt 2,294 tỷ USD, tăng 11%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang thị trường Việt Nam đạt trên 403 triệu USD (tăng 6,6%).
Trong cả năm 2012, tổng kim ngạch thương mại hai nước 3,3 tỷ USD. Dự báo thương mại giữa hai nước sẽ tăng lên 3,5 tỷ USD trong cả năm 2013.
Hiện tại nhiều nhà đầu tư của Việt Nam đã thành công tại Campuchia, trở thành nhà đầu tư lớn của Campuchia góp phần đưa kim ngạch thương mại tăng cao.
Hợp tác hai nước ở các lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế, du lịch... cũng phát triển mạnh mẽ. Việt Nam giành nhiều xuất học bổng cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Campuchia. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song Việt nam cũng đã cử nhiều đoàn y, bác sĩ sang khám bệnh cho nhân dân Campuchia sinh sống ở các vùng biên giới hai nước.
Đặc biệt, hai nước có đường biên giới dài. Dựa trên tình hữu nghị đặc biệt, chỉ đạo của lãnh đạo hai nước, các lực lượng chức năng hai nước đã phối hợp thành công việc cắm cột mốc biên giới. Ngày 24-6-2012, hai nước đã cắm cột mốc số 314, cột mốc cuối cùng trên đường biên giới hai nước. Sự kiện này đóng góp vào xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
Không chỉ trong khuôn khổ song phương, hai nước cũng ngày càng hợp tác, gắn bó và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như hợp tác ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong(ACMECs), Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEM, Liên hợp quốc (UN)...
Dòng sông Mekong vẫn cuộn chảy như mối quan hệ đặc biệt của Việt Nam - Campuchia không ngừng phát triển. Với sự quan tâm của lãnh đạo, sự hiểu biết sâu sắc giữa nhân dân hai nước, mối quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽ đóng góp vào lợi ích chung của mỗi nước, hòa bình, ổn định khu vực và thế giới./.
Đồng bào Công giáo tưng bừng đón Giáng sinh 2013  (24/12/2013)
Triển lãm tranh sơn dầu 30 nhân vật có nhiều đóng góp cho Việt Nam  (24/12/2013)
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam  (24/12/2013)
Kiên định và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác lý luận chính trị của Đảng ta  (24/12/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến ngày 22-12-2013  (24/12/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên