Thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pe-téc-bua và vị thế của BRICS
19:49, ngày 27-09-2013
TCCSĐT – Được tổ chức trong bối cảnh cuộc chiến ở Xy-ri đang diễn biến phức tạp, chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G20) được tổ chức tại Xanh Pê-téc-bua của Liên bang Nga phần nào bị ảnh hưởng. Nhưng với sự đóng góp quan trọng của lãnh đạo các nước trong nhóm các nền kinh tế mới nổi, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay đã kết thúc thành công, góp phần nâng cao vị thế của nước Nga và các nước trong Nhóm BRICS.
Bối cảnh hội nghị có nhiều khác biệt
Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức từ năm 2008 là diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới, bởi G20 chiếm tới 90% GDP thế giới, 80% thương mại toàn cầu và 2/3 dân số thế giới. Vì thế, G20 là diễn đàn hợp tác quốc tế hàng đầu và lớn nhất thế giới về các vấn đề kinh tế và tài chính quan trọng nhất, với 3 nhiệm vụ chủ yếu: (1) phối hợp chính sách giữa các nước thành viên để tạo ra sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững trên phạm vi toàn cầu; (2) cải tiến hoạt động quản lý tài chính để giảm nguy cơ và rủi ro nhằm không để tái diễn các cuộc khủng hoảng trong tương lai; (3) xây dựng cấu trúc tái chính quốc tế mới. Đến nay, G20 đã tổ chức được 8 cuộc Hội nghị thượng đỉnh, trong đó Hội nghị thượng đỉnh năm 2013 có 3 điều khác biệt.
Một là, khác về bối cảnh. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ và một số nước phương Tây đang ráo riết chuẩn bị phát động tấn công quân sự vào Xy-ri trong khi thị trường tài chính thế giới vẫn tiếp tục bất ổn, vấn đề thất nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng tại nhiều nước, nền kinh tế thế giới đang phát triển thiếu cân bằng.
Hai là, khác về nội dung. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay có 5 nội dung mới: (1) về kinh tế, G20 tập trung bàn thảo những vấn đề thiết thực nhất và có thể mang lại hiệu quả như kích thích đầu tư; tạo niềm tin và tính minh bạch trên thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý. (2) có sự tham gia nổi bật của BRICS bởi năm nay Nga vừa là thành viên của BRICS, vừa là Chủ tịch luân phiên G20 năm 2013; (3) chủ đề chính trị lần đầu tiên được đưa ra bàn thảo tại G20 là cuộc chiến ở Xy-ri; (4) Ca-dắc-xtan là quốc gia đã từng đề xuất sáng kiến tổ chức G-toàn cầu với sự tham gia của tất cả các nước trên thế giới và được nhiều nước ủng hộ, năm nay tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và đề nghị được kết nạp vào G20; (5) chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, theo sáng kiến của Nga, ngoài Diễn đàn doanh nghiệp và Diễn đàn chuyên gia, còn có Diễn đàn xã hội dân sự của G20, Diễn đàn thanh niên của G20 và Diễn đàn lao động của G20.
Ba là, tới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tranh thủ nguyên thủ các nước tham dự diễn đàn này ủng hộ quyết định của Mỹ tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự nhằm “trừng phạt” Xy-ri với “tội danh sử dụng vũ khí hóa học” ở ngoại ô thủ đô Đa-mat ngày 21-8-2013. Tuy nhiên, chỉ có nguyên thủ 11 nước ủng hộ hành động quân sự của Mỹ. Trong số 11 quốc gia này, chiếm đa số là các nước chỉ ủng hộ Mỹ với điều kiện phải được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc {1,2}.
Quan điểm của Nga về Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2013
Theo Tổng thống Nga V. Pu-tin, kể từ khi được thành lập vào năm 2008 đến nay, G20 đã trở thành công cụ chống khủng hoảng quan trọng của thế giới, góp phần ngăn chặn đà suy thoái kinh tế và tăng cường giám sát đối với các hệ thống tài chính quốc gia, cải tổ cấu trúc hệ thống kinh tế-tài chính quốc tế phù hợp với yêu cầu của thế kỷ 21, bước đầu xây dựng các cơ chế cho phép tránh rủi ro, cũng cố niềm tin, tạo xung lực để phát triển bền vững và cân bằng nền kinh tế toàn cầu.
Với vai trò Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2013, Nga phối hợp hoạt động và hợp tác với tất cả các nước thành viên để giải quyết các nhiệm vụ đề ra cho G20. Phía Nga cho rằng vai trò Chủ tịch G20 sẽ cho phép phối hợp nỗ lực của các nước thành viên để đạt được mục tiêu chung là hóa giải các vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế toàn cầu, bảo đảm phát triển bền vững vì lợi ích của cả cộng đồng thế giới, nâng cao mức sống của hàng triệu người dân trên hành tinh.
Các chủ đề trong năm Nga đóng vai trò Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G20 tập trung nỗ lực theo 3 hướng ưu tiên: kích thích đầu tư; tạo niềm tin và tính minh bạch trên thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài 3 hướng ưu tiên đó còn có 8 chủ đề được thảo luận, gồm: phân tích hiện trạng và triển vọng của nền kinh tế thế giới; hiện thực hóa Hiệp định khung về bảo đảm tăng trưởng bền vững; tạo việc làm; cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế; cải tổ hệ thống điều chỉnh và giám sát tài chính; phát triển bền vững thị trường năng lượng toàn cầu; hỗ trợ sự phát triển quốc tế; củng cố hệ thống thương mại đa phương và chống tham nhũng.
Do đó, những nội dung được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pê-téc-bua tập trung vào các chủ đề: (1) Hiệp định khung về bảo đảm tăng trưởng tự tin, ổn định, cân bằng và bảo đảm tài chính cho đầu tư; (2) tạo việc làm thông qua thực hiện chính sách tài chính- ngân sách và tiền tệ-tín dụng có cơ sở, kích thích hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kích thích và thúc đẩy hoạt động lao động của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, quản lý sự phát triển thị trường lao động; (3) cải cách hệ thống tiền tệ - tài chính quốc tế, trong đó có hệ thống giám sát; (4) phát triển ổn định thị trường năng lượng toàn cầu; (5) an ninh lương thực với trọng tâm là gia tăng khối lượng sản xuất lương thực và giải quyết các vấn đề liên quan đến thiếu dinh dưỡng đối với dân cư ở nhiều khu vực trên thế giới; phát triên tài nguyên con người; mở rộng quyền tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính; tích cực tham gia xây dựng chương trình nghị sự "Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ" cho thời kỳ sau năm 2015; (6) củng cố thương mại đa phương, chống bảo hộ, phát triển chuỗi các giá trị toàn cầu; (7) chống tham nhũng {2} .
Kết quả ấn tượng của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2013
Kết quả ấn tượng của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay là nguyên thủ các nước thống nhất nội dung Tuyên bố chung của G20 và đóng góp của Nhóm BRICS.
Tuyên bố chung của G20 năm 2013 có những nội dung chủ yếu sau:
(1) Sáng kiến minh bạch và thương mại. G20 ủng hộ sáng kiến phối hợp về tính minh bạch trong thương mại của Ngân hàng phát triển châu Phi, Trung tâm thương mại quốc tế, Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển và Ngân hàng Thế giới. G20 ủng hộ hoạt động của Trung tâm thông tin thương mại liên kết của Tổ chức Thương mại thế giới, nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp định thương mại khu vực, về ý định của G20 đề xuất sáng kiến nhằm nâng cao tính minh bạch trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới.
(2) Về việc thành lập tổ chức dịch vụ tài chính quốc. G20 ủng hộ các cuộc thảo luận về việc thành lập một tổ chức quốc tế độc lập về các vấn đề trợ giúp dịch vụ tài chính nhằm thu hút sự tham gia của các thành viên trong việc mở rộng quyền tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính; G20 đánh giá cao những tiến bộ đạt được của sáng kiến Đối tác toàn cầu nhằm mở rộng quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính, kết hợp khả năng của người tiêu dùng với bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Khẳng định vai trò then chốt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm đói nghèo, G20 hoan nghênh những tiến bộ đạt được ở cấp độ từng quốc gia trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nhằm bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do trên thế giới vẫn còn sự dãn cách trong việc tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên G20 kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện hạ tầng cơ sở tài chính và cung cấp các công cụ đổi mới để mở rộng quyền tiếp cận tài chính cho loại doanh nghiệp này.
(3) Về các cơ chế tài chính khu vực. G20 nhận thấy, các thể chế tài chính khu vực có thể đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới an ninh tài chính toàn cầu hiện có. Do đó, G20 ủng hộ các nguyên tắc chung về sự hợp tác giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ chế tài chính khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại linh hoạt giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ chế tài chính khu vực thông qua việc thiết lập các kênh liên lạc.
(4) Về việc thành lập các thể chế tài chính ổn định. Nhận thấy tiến bộ đáng kể trong quá trình thực hiện cải cách các hệ thống tài chính ở cấp độ quốc tế, các nhà lãnh đạo G20 cho rằng, cần có trách nhiệm tiếp tục cải cách hệ thống tài chính quốc tế nhằm tạo ra sự tăng trưởng tin cậy, ổn định và cân bằng, từ bỏ cách thức cứu vớt các tổ chức tài chính quá lớn không để chúng phá sản (như Mỹ đã từng làm từ năm 2008), nâng cao tính minh bạch và tính tổng thể của thị trường, giảm rủi ro liên quan đến hệ thống tài chính ngầm. Lãnh đạo G20 nhận thấy tiến bộ trong hoạt động của Hội đồng ổn định tài chính do hoạt động phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
(5) Về việc giúp đỡ các nước có thu nhập thấp. Lãnh đạo G20 đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới tiếp tục viện trợ các nước có thu nhập thấp trong việc soạn thảo các chiến lược trung hạn để quản lý nợ và nâng cao tiềm lực của họ trong việc quản lý nợ. Các sự kiện gần đây chứng tỏ tầm quan trọng của việc ổn định nợ đối với tất cả các nước.
(6) Về chống tham nhũng. Lãnh đạo các nước G20 nhất trí tăng gấp đôi nỗ lực chống tham nhũng hiện đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu, bằng cách nâng cao tính minh bạch và hoàn thiện các biện pháp nhằm thực hiện các quy định và cam kết chống tham nhũng. G20 nhận thấy tham nhũng là cản trở đáng kể đối với sự phát triển kinh tế bền vững và giảm đói nghèo và cũng là nguy cơ nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính và kinh tế nói chung. Do đó, G20 ủng hộ quyết tâm chống tham nhũng ở cấp độ quốc gia và quốc tế. G20 ủng hộ các cam kết bảo đảm tính độc lập của hệ thống pháp luật, áp dụng kinh nghiệm tốt trong bảo vệ những người tố cáo tham nhũng, bảo đảm hiệu quả cho các cơ quan quyền lực nhà nước hoạt động chống tham nhũng. Ngoài ra, G20 cho rằng một điều hết sức quan trọng là thực hiện và phổ biến các chương trình giáo dục chống tham nhũng để hình thành văn hóa chống tham nhũng ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
(7) Về chính sách năng lượng bền vững. G20 cho rằng, chính sách năng lượng bền vững là điều kiện quan trọng nhất để phát triển kinh tế thế giới. Quyền tiếp cận năng lượng là điều kiện then chốt để nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện hoạt động của nền kinh tế thế giới. Nguồn năng lượng tin cậy và có khả năng tiếp cận là điều kiện có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với việc giải quyết các vấn đề phát triển, giảm đói nghèo và đáp ứng lợi ích của xã hội. Do đó, G20 sẽ tăng cường nỗ lực để thực hiện sáng kiến thông tin phối hợp của các tổ chức quốc tế về dầu mỏ nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ và nhanh nhạy. G20 ủng hộ các biện pháp nhằm xúc tiến sự phát triển bền vững, hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng trưởng xanh đối với tất cả các nước, công nghệ năng lượng sạch và an ninh năng lượng.
(8) Về triển vọng thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Lãnh đạo G20 cho rằng, cần tập trung nỗ lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại. Trong đó ưu tiên hàng đầu sẽ là duy trì sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm nhằm tạo ra sự tăng trưởng tin cậy, ổn định và cân bằng.
(9) Về tạo việc làm mới và chống thất nghiệp. Lãnh đạo các nước G20 thỏa thuận cùng phối hợp nỗ lực để kích thích sự tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm có chất lượng cao hơn. Nhóm G20 nhận thấy thất nghiệp hoặc việc làm không đầy đủ, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên, đang là một thách thức cơ bản đối với nền kinh tế thế giới. Do đó, tạo ra nhiều việc làm mới có thu nhập cao hơn là nhiệm vụ trung tâm trong chính sách của các nước nhằm tạo ra sự tăng trưởng tin cậy, ổn định và cân bằng, giảm đói nghèo và giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội. Biện pháp thực hiện gồm: cải thiện môi trường đầu tư, cải cách cơ cấu nền kinh tế nhằm bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế trên các thị trường thương mại, thị trường lao động, tạo ra thị trường lao động linh hoạt.
(10) Về an ninh và an toàn khi phát triển năng lượng nguyên tử. Lãnh đạo G20 yêu cầu bảo đảm an ninh tối đa khi phát triển năng lượng nguyên tử theo kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Nhiều nước đã áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất và sử dụng năng lượng, trong đó có việc kích thích phát triển nguồn năng lượng tái sinh. Năng lượng nguyên tử là cách lựa chọn ít gây ô nhiễm môi trường nhưng lại có vốn đầu tư lớn và trách nhiệm an toàn cao.
(11) Chống biến đổi khi hậu toàn cầu. Lãnh đạo các nước G20 tiếp tục đấu tranh chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, trong đó đòi hỏi đầu tư lớn và nhiều biện pháp cấp bách. Do đó, G20 hoan nghênh nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về việc động viên ý chí chính trị trong năm 2014 để thông qua Hiệp định khung về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên hợp quốc (3,4).
Đóng góp quan trọng của Nhóm BRICS
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pê-téc-bua năm nay, nước Nga và các nước khác trong Nhóm BRICS đã thông báo về 4 quyết định quan trọng.
Một là, trong ngày đầu Hội nghị, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin tuyên bố về kết quả đạt được giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với tập đoàn khí đốt của Nga “Gazprom” và Tập đoàn khí đốt quốc gia của Trung Quốc ký kết Hiệp định về những điều kiện cơ bản mua bán khí đốt và khai thác các mỏ dầu và khí đốt trên lãnh thổ Nga. Theo Hiệp định này, việc mua bán khí đốt giữa Nga và Trung Quốc sẽ được thanh toán bằng đồng nội tệ của hai nước mà không sử dụng đồng USD. Điều đó có nghĩa là, Nga và Trung Quốc tự định giá dầu mỏ và khí đốt trao đổi giữa hai nước bằng đồng Nhân dân tệ và đồng Rup mà không phụ thuộc vào sự biến đổi giá bằng đồng USD trên thị trường thế giới.
Hai là, trong phiên khai mạc Hội nghị, Tổng thống Nga V. Pu-tin tuyên bố về quyết định của các nước trong Nhóm BRICS thành lập Quỹ Bình ổn trị giá 100 tỉ USD nhằm góp phần lành mạnh hoá các thị trường tiền tệ sau khi Mỹ chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ. Mặc dù trị giá ban đầu của Quỹ này chỉ mới 100 tỉ USD, không lớn so với hàng ngàn tỉ USD do Mỹ tung ra trên thị trường toàn cầu, nhưng vẫn có thể cung cấp tín dụng cho các chương trình phát triển cần thiết của các nước thành viên BRICS. Trong trường hợp Mỹ tiếp tục gây ra cuộc khủng hoảng mới trên thế giới, Quỹ này sẽ đóng vai trò là một trung tâm tài chính mới có phạm vi quốc tế.
Ba là, trong ngày thứ hai của Hội nghị, Tổng thống Nga V. Pu-tin đưa ra tuyên bố, các nước BRICS thành lập Ngân hàng phát triển với vốn điều lệ khởi đầu là 50 tỉ USD. Điều quan trọng hơn là Ngân hàng phát triển của BRICS có quyền phát hành trái phiếu theo những quy tắc của thị trường tài chính. Quyết định này là một đòn giáng mạnh vào Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ trong hơn 100 năm nay giữ thế độc quyền phát hành tiền tệ trên phạm vi toàn cầu. Việc các nước BRICS quyết định thành lập Ngân hàng phát triển có quyền phát hành trái phiếu là một sự kiện quan trọng nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Như vậy, Quỹ Bình ổn và Ngân hàng Phát triển của BRICS là sự từ bỏ sự phụ thuộc của giá dầu mỏ và khí đốt vào sự biến động của đồng USD, trước mắt trong phạm vi hai nước. Tiếp sau Nga và Trung Quốc, các nước BRICS khác cũng sẽ áp dụng sáng kiến này.
Bốn là, tại cuộc họp báo nhân kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Nga V. Pu-tin đưa ra tuyên bố:“Trong trường hợp Mỹ tiến công Xy-ri, Nga sẽ tiếp tục ủng hộ quốc gia này. Nga đã, đang và sẽ chuyển giao vũ khí cho Xy-ri, tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với quốc gia này và hi vọng sẽ tiếp tục hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực nhân đạo”. Đồng thới với tuyên bố này của Tổng thống Nga V. Pu-tin, 2 tàu chiến của Trung Quốc đã tiến gần đến đội hình 5 tàu chiến của Nga. Một khi những tàu chiến này tiến vào gần bờ biển Xy-ri, chúng có thể bắn hạ bất kỳ tên lửa nào bay về hướng Xy-ri bằng hệ thống phòng không bố trí trên các tàu chiến với lý do bảo đảm an ninh (5).
Với Tuyên bố chung và những quyết định của Nhóm BRICS, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pê-téc-bua chứng tỏ vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Nhóm BRICS nói chung và Nga nói riêng, đưa thế giới phát triển hướng tới trật tự thế giới đa cực./.
------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Сирийский саммит «большой двадцатки»
http://izvestia.ru/news/556625
2. Концепция председательства России в «Группе
http://ru.g20russia.ru/docs/g20_russia/outline.html
3. Саммит большой двадцатки подвел итоги
http://www.stoletie.ru/na_pervuiu_polosu/sammit_bolshoj_dvadcatki_podvel_itogi_318.htm
4. G20 приняла итоговый документ Декларацию лидеров на 35 страницах. http://www.warandpeace.ru/ru/reports/vprint/83428/
5. Итоги встречи большой двадцатки торг не закончен.
http://maxpark.com/community/13/content/2188085
Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức từ năm 2008 là diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới, bởi G20 chiếm tới 90% GDP thế giới, 80% thương mại toàn cầu và 2/3 dân số thế giới. Vì thế, G20 là diễn đàn hợp tác quốc tế hàng đầu và lớn nhất thế giới về các vấn đề kinh tế và tài chính quan trọng nhất, với 3 nhiệm vụ chủ yếu: (1) phối hợp chính sách giữa các nước thành viên để tạo ra sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững trên phạm vi toàn cầu; (2) cải tiến hoạt động quản lý tài chính để giảm nguy cơ và rủi ro nhằm không để tái diễn các cuộc khủng hoảng trong tương lai; (3) xây dựng cấu trúc tái chính quốc tế mới. Đến nay, G20 đã tổ chức được 8 cuộc Hội nghị thượng đỉnh, trong đó Hội nghị thượng đỉnh năm 2013 có 3 điều khác biệt.
Một là, khác về bối cảnh. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ và một số nước phương Tây đang ráo riết chuẩn bị phát động tấn công quân sự vào Xy-ri trong khi thị trường tài chính thế giới vẫn tiếp tục bất ổn, vấn đề thất nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng tại nhiều nước, nền kinh tế thế giới đang phát triển thiếu cân bằng.
Hai là, khác về nội dung. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay có 5 nội dung mới: (1) về kinh tế, G20 tập trung bàn thảo những vấn đề thiết thực nhất và có thể mang lại hiệu quả như kích thích đầu tư; tạo niềm tin và tính minh bạch trên thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý. (2) có sự tham gia nổi bật của BRICS bởi năm nay Nga vừa là thành viên của BRICS, vừa là Chủ tịch luân phiên G20 năm 2013; (3) chủ đề chính trị lần đầu tiên được đưa ra bàn thảo tại G20 là cuộc chiến ở Xy-ri; (4) Ca-dắc-xtan là quốc gia đã từng đề xuất sáng kiến tổ chức G-toàn cầu với sự tham gia của tất cả các nước trên thế giới và được nhiều nước ủng hộ, năm nay tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và đề nghị được kết nạp vào G20; (5) chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, theo sáng kiến của Nga, ngoài Diễn đàn doanh nghiệp và Diễn đàn chuyên gia, còn có Diễn đàn xã hội dân sự của G20, Diễn đàn thanh niên của G20 và Diễn đàn lao động của G20.
Ba là, tới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tranh thủ nguyên thủ các nước tham dự diễn đàn này ủng hộ quyết định của Mỹ tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự nhằm “trừng phạt” Xy-ri với “tội danh sử dụng vũ khí hóa học” ở ngoại ô thủ đô Đa-mat ngày 21-8-2013. Tuy nhiên, chỉ có nguyên thủ 11 nước ủng hộ hành động quân sự của Mỹ. Trong số 11 quốc gia này, chiếm đa số là các nước chỉ ủng hộ Mỹ với điều kiện phải được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc {1,2}.
Quan điểm của Nga về Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2013
Theo Tổng thống Nga V. Pu-tin, kể từ khi được thành lập vào năm 2008 đến nay, G20 đã trở thành công cụ chống khủng hoảng quan trọng của thế giới, góp phần ngăn chặn đà suy thoái kinh tế và tăng cường giám sát đối với các hệ thống tài chính quốc gia, cải tổ cấu trúc hệ thống kinh tế-tài chính quốc tế phù hợp với yêu cầu của thế kỷ 21, bước đầu xây dựng các cơ chế cho phép tránh rủi ro, cũng cố niềm tin, tạo xung lực để phát triển bền vững và cân bằng nền kinh tế toàn cầu.
Với vai trò Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2013, Nga phối hợp hoạt động và hợp tác với tất cả các nước thành viên để giải quyết các nhiệm vụ đề ra cho G20. Phía Nga cho rằng vai trò Chủ tịch G20 sẽ cho phép phối hợp nỗ lực của các nước thành viên để đạt được mục tiêu chung là hóa giải các vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế toàn cầu, bảo đảm phát triển bền vững vì lợi ích của cả cộng đồng thế giới, nâng cao mức sống của hàng triệu người dân trên hành tinh.
Các chủ đề trong năm Nga đóng vai trò Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G20 tập trung nỗ lực theo 3 hướng ưu tiên: kích thích đầu tư; tạo niềm tin và tính minh bạch trên thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài 3 hướng ưu tiên đó còn có 8 chủ đề được thảo luận, gồm: phân tích hiện trạng và triển vọng của nền kinh tế thế giới; hiện thực hóa Hiệp định khung về bảo đảm tăng trưởng bền vững; tạo việc làm; cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế; cải tổ hệ thống điều chỉnh và giám sát tài chính; phát triển bền vững thị trường năng lượng toàn cầu; hỗ trợ sự phát triển quốc tế; củng cố hệ thống thương mại đa phương và chống tham nhũng.
Do đó, những nội dung được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pê-téc-bua tập trung vào các chủ đề: (1) Hiệp định khung về bảo đảm tăng trưởng tự tin, ổn định, cân bằng và bảo đảm tài chính cho đầu tư; (2) tạo việc làm thông qua thực hiện chính sách tài chính- ngân sách và tiền tệ-tín dụng có cơ sở, kích thích hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kích thích và thúc đẩy hoạt động lao động của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, quản lý sự phát triển thị trường lao động; (3) cải cách hệ thống tiền tệ - tài chính quốc tế, trong đó có hệ thống giám sát; (4) phát triển ổn định thị trường năng lượng toàn cầu; (5) an ninh lương thực với trọng tâm là gia tăng khối lượng sản xuất lương thực và giải quyết các vấn đề liên quan đến thiếu dinh dưỡng đối với dân cư ở nhiều khu vực trên thế giới; phát triên tài nguyên con người; mở rộng quyền tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính; tích cực tham gia xây dựng chương trình nghị sự "Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ" cho thời kỳ sau năm 2015; (6) củng cố thương mại đa phương, chống bảo hộ, phát triển chuỗi các giá trị toàn cầu; (7) chống tham nhũng {2} .
Kết quả ấn tượng của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2013
Kết quả ấn tượng của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay là nguyên thủ các nước thống nhất nội dung Tuyên bố chung của G20 và đóng góp của Nhóm BRICS.
Tuyên bố chung của G20 năm 2013 có những nội dung chủ yếu sau:
(1) Sáng kiến minh bạch và thương mại. G20 ủng hộ sáng kiến phối hợp về tính minh bạch trong thương mại của Ngân hàng phát triển châu Phi, Trung tâm thương mại quốc tế, Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển và Ngân hàng Thế giới. G20 ủng hộ hoạt động của Trung tâm thông tin thương mại liên kết của Tổ chức Thương mại thế giới, nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp định thương mại khu vực, về ý định của G20 đề xuất sáng kiến nhằm nâng cao tính minh bạch trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới.
(2) Về việc thành lập tổ chức dịch vụ tài chính quốc. G20 ủng hộ các cuộc thảo luận về việc thành lập một tổ chức quốc tế độc lập về các vấn đề trợ giúp dịch vụ tài chính nhằm thu hút sự tham gia của các thành viên trong việc mở rộng quyền tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính; G20 đánh giá cao những tiến bộ đạt được của sáng kiến Đối tác toàn cầu nhằm mở rộng quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính, kết hợp khả năng của người tiêu dùng với bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Khẳng định vai trò then chốt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm đói nghèo, G20 hoan nghênh những tiến bộ đạt được ở cấp độ từng quốc gia trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nhằm bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ tài chính phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do trên thế giới vẫn còn sự dãn cách trong việc tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên G20 kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện hạ tầng cơ sở tài chính và cung cấp các công cụ đổi mới để mở rộng quyền tiếp cận tài chính cho loại doanh nghiệp này.
(3) Về các cơ chế tài chính khu vực. G20 nhận thấy, các thể chế tài chính khu vực có thể đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới an ninh tài chính toàn cầu hiện có. Do đó, G20 ủng hộ các nguyên tắc chung về sự hợp tác giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ chế tài chính khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại linh hoạt giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ chế tài chính khu vực thông qua việc thiết lập các kênh liên lạc.
(4) Về việc thành lập các thể chế tài chính ổn định. Nhận thấy tiến bộ đáng kể trong quá trình thực hiện cải cách các hệ thống tài chính ở cấp độ quốc tế, các nhà lãnh đạo G20 cho rằng, cần có trách nhiệm tiếp tục cải cách hệ thống tài chính quốc tế nhằm tạo ra sự tăng trưởng tin cậy, ổn định và cân bằng, từ bỏ cách thức cứu vớt các tổ chức tài chính quá lớn không để chúng phá sản (như Mỹ đã từng làm từ năm 2008), nâng cao tính minh bạch và tính tổng thể của thị trường, giảm rủi ro liên quan đến hệ thống tài chính ngầm. Lãnh đạo G20 nhận thấy tiến bộ trong hoạt động của Hội đồng ổn định tài chính do hoạt động phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
(5) Về việc giúp đỡ các nước có thu nhập thấp. Lãnh đạo G20 đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới tiếp tục viện trợ các nước có thu nhập thấp trong việc soạn thảo các chiến lược trung hạn để quản lý nợ và nâng cao tiềm lực của họ trong việc quản lý nợ. Các sự kiện gần đây chứng tỏ tầm quan trọng của việc ổn định nợ đối với tất cả các nước.
(6) Về chống tham nhũng. Lãnh đạo các nước G20 nhất trí tăng gấp đôi nỗ lực chống tham nhũng hiện đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu, bằng cách nâng cao tính minh bạch và hoàn thiện các biện pháp nhằm thực hiện các quy định và cam kết chống tham nhũng. G20 nhận thấy tham nhũng là cản trở đáng kể đối với sự phát triển kinh tế bền vững và giảm đói nghèo và cũng là nguy cơ nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính và kinh tế nói chung. Do đó, G20 ủng hộ quyết tâm chống tham nhũng ở cấp độ quốc gia và quốc tế. G20 ủng hộ các cam kết bảo đảm tính độc lập của hệ thống pháp luật, áp dụng kinh nghiệm tốt trong bảo vệ những người tố cáo tham nhũng, bảo đảm hiệu quả cho các cơ quan quyền lực nhà nước hoạt động chống tham nhũng. Ngoài ra, G20 cho rằng một điều hết sức quan trọng là thực hiện và phổ biến các chương trình giáo dục chống tham nhũng để hình thành văn hóa chống tham nhũng ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
(7) Về chính sách năng lượng bền vững. G20 cho rằng, chính sách năng lượng bền vững là điều kiện quan trọng nhất để phát triển kinh tế thế giới. Quyền tiếp cận năng lượng là điều kiện then chốt để nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện hoạt động của nền kinh tế thế giới. Nguồn năng lượng tin cậy và có khả năng tiếp cận là điều kiện có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với việc giải quyết các vấn đề phát triển, giảm đói nghèo và đáp ứng lợi ích của xã hội. Do đó, G20 sẽ tăng cường nỗ lực để thực hiện sáng kiến thông tin phối hợp của các tổ chức quốc tế về dầu mỏ nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ và nhanh nhạy. G20 ủng hộ các biện pháp nhằm xúc tiến sự phát triển bền vững, hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng trưởng xanh đối với tất cả các nước, công nghệ năng lượng sạch và an ninh năng lượng.
(8) Về triển vọng thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Lãnh đạo G20 cho rằng, cần tập trung nỗ lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính kéo dài nhất trong lịch sử hiện đại. Trong đó ưu tiên hàng đầu sẽ là duy trì sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm nhằm tạo ra sự tăng trưởng tin cậy, ổn định và cân bằng.
(9) Về tạo việc làm mới và chống thất nghiệp. Lãnh đạo các nước G20 thỏa thuận cùng phối hợp nỗ lực để kích thích sự tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm có chất lượng cao hơn. Nhóm G20 nhận thấy thất nghiệp hoặc việc làm không đầy đủ, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên, đang là một thách thức cơ bản đối với nền kinh tế thế giới. Do đó, tạo ra nhiều việc làm mới có thu nhập cao hơn là nhiệm vụ trung tâm trong chính sách của các nước nhằm tạo ra sự tăng trưởng tin cậy, ổn định và cân bằng, giảm đói nghèo và giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội. Biện pháp thực hiện gồm: cải thiện môi trường đầu tư, cải cách cơ cấu nền kinh tế nhằm bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế trên các thị trường thương mại, thị trường lao động, tạo ra thị trường lao động linh hoạt.
(10) Về an ninh và an toàn khi phát triển năng lượng nguyên tử. Lãnh đạo G20 yêu cầu bảo đảm an ninh tối đa khi phát triển năng lượng nguyên tử theo kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Nhiều nước đã áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất và sử dụng năng lượng, trong đó có việc kích thích phát triển nguồn năng lượng tái sinh. Năng lượng nguyên tử là cách lựa chọn ít gây ô nhiễm môi trường nhưng lại có vốn đầu tư lớn và trách nhiệm an toàn cao.
(11) Chống biến đổi khi hậu toàn cầu. Lãnh đạo các nước G20 tiếp tục đấu tranh chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, trong đó đòi hỏi đầu tư lớn và nhiều biện pháp cấp bách. Do đó, G20 hoan nghênh nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về việc động viên ý chí chính trị trong năm 2014 để thông qua Hiệp định khung về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên hợp quốc (3,4).
Đóng góp quan trọng của Nhóm BRICS
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pê-téc-bua năm nay, nước Nga và các nước khác trong Nhóm BRICS đã thông báo về 4 quyết định quan trọng.
Một là, trong ngày đầu Hội nghị, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin tuyên bố về kết quả đạt được giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với tập đoàn khí đốt của Nga “Gazprom” và Tập đoàn khí đốt quốc gia của Trung Quốc ký kết Hiệp định về những điều kiện cơ bản mua bán khí đốt và khai thác các mỏ dầu và khí đốt trên lãnh thổ Nga. Theo Hiệp định này, việc mua bán khí đốt giữa Nga và Trung Quốc sẽ được thanh toán bằng đồng nội tệ của hai nước mà không sử dụng đồng USD. Điều đó có nghĩa là, Nga và Trung Quốc tự định giá dầu mỏ và khí đốt trao đổi giữa hai nước bằng đồng Nhân dân tệ và đồng Rup mà không phụ thuộc vào sự biến đổi giá bằng đồng USD trên thị trường thế giới.
Hai là, trong phiên khai mạc Hội nghị, Tổng thống Nga V. Pu-tin tuyên bố về quyết định của các nước trong Nhóm BRICS thành lập Quỹ Bình ổn trị giá 100 tỉ USD nhằm góp phần lành mạnh hoá các thị trường tiền tệ sau khi Mỹ chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ. Mặc dù trị giá ban đầu của Quỹ này chỉ mới 100 tỉ USD, không lớn so với hàng ngàn tỉ USD do Mỹ tung ra trên thị trường toàn cầu, nhưng vẫn có thể cung cấp tín dụng cho các chương trình phát triển cần thiết của các nước thành viên BRICS. Trong trường hợp Mỹ tiếp tục gây ra cuộc khủng hoảng mới trên thế giới, Quỹ này sẽ đóng vai trò là một trung tâm tài chính mới có phạm vi quốc tế.
Ba là, trong ngày thứ hai của Hội nghị, Tổng thống Nga V. Pu-tin đưa ra tuyên bố, các nước BRICS thành lập Ngân hàng phát triển với vốn điều lệ khởi đầu là 50 tỉ USD. Điều quan trọng hơn là Ngân hàng phát triển của BRICS có quyền phát hành trái phiếu theo những quy tắc của thị trường tài chính. Quyết định này là một đòn giáng mạnh vào Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ trong hơn 100 năm nay giữ thế độc quyền phát hành tiền tệ trên phạm vi toàn cầu. Việc các nước BRICS quyết định thành lập Ngân hàng phát triển có quyền phát hành trái phiếu là một sự kiện quan trọng nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Như vậy, Quỹ Bình ổn và Ngân hàng Phát triển của BRICS là sự từ bỏ sự phụ thuộc của giá dầu mỏ và khí đốt vào sự biến động của đồng USD, trước mắt trong phạm vi hai nước. Tiếp sau Nga và Trung Quốc, các nước BRICS khác cũng sẽ áp dụng sáng kiến này.
Bốn là, tại cuộc họp báo nhân kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Nga V. Pu-tin đưa ra tuyên bố:“Trong trường hợp Mỹ tiến công Xy-ri, Nga sẽ tiếp tục ủng hộ quốc gia này. Nga đã, đang và sẽ chuyển giao vũ khí cho Xy-ri, tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với quốc gia này và hi vọng sẽ tiếp tục hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực nhân đạo”. Đồng thới với tuyên bố này của Tổng thống Nga V. Pu-tin, 2 tàu chiến của Trung Quốc đã tiến gần đến đội hình 5 tàu chiến của Nga. Một khi những tàu chiến này tiến vào gần bờ biển Xy-ri, chúng có thể bắn hạ bất kỳ tên lửa nào bay về hướng Xy-ri bằng hệ thống phòng không bố trí trên các tàu chiến với lý do bảo đảm an ninh (5).
Với Tuyên bố chung và những quyết định của Nhóm BRICS, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pê-téc-bua chứng tỏ vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Nhóm BRICS nói chung và Nga nói riêng, đưa thế giới phát triển hướng tới trật tự thế giới đa cực./.
------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Сирийский саммит «большой двадцатки»
http://izvestia.ru/news/556625
2. Концепция председательства России в «Группе
http://ru.g20russia.ru/docs/g20_russia/outline.html
3. Саммит большой двадцатки подвел итоги
http://www.stoletie.ru/na_pervuiu_polosu/sammit_bolshoj_dvadcatki_podvel_itogi_318.htm
4. G20 приняла итоговый документ Декларацию лидеров на 35 страницах. http://www.warandpeace.ru/ru/reports/vprint/83428/
5. Итоги встречи большой двадцатки торг не закончен.
http://maxpark.com/community/13/content/2188085
Kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Lý luận Trung ương  (27/09/2013)
Lễ tiếp nhận kỷ vật lịch sử ngành Kiểm tra Đảng  (27/09/2013)
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng kết thúc đợt làm việc tại Hải Phòng, Tòa án nhân dân tối cao  (26/09/2013)
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại An Giang  (26/09/2013)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm, làm việc tại EC  (26/09/2013)
Dấu mốc mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp  (26/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay