Phát triển đô thị ven biển - giải pháp phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, cùng vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 360 ngàn km2, hằng năm, đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 50% sản lượng lúa (18,5 triệu tấn), 70% sản lượng trái cây (300 ngàn tấn), 52% sản lượng thuỷ sản (trên 2 triệu tấn), 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Có rất ít vùng sản xuất nông nghiệp trên thế giới có lợi thế mạnh như đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có lợi thế vào bậc nhất trên thế giới về sản xuất lúa nước, là hệ thống sinh thái hết sức tốt cho nền nông nghiệp mở rộng.
Trong khi đó, xét về phát triển công nghiệp thì đồng bằng sông Cửu Long kém lợi thế hơn nhiều so với nhiều vùng khác trong cả nước. Thế nhưng, vì chạy theo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên trong 10 năm qua nhiều địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cho lập nhiều khu công nghiệp và đang có ý định tiếp tục mở rộng hơn nữa. Các nhà quy hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long suy nghĩ khá đơn giản: những khu đất có đường giao thông thủy, bộ thuận lợi, nằm gần khu dân cư, đổi việc trồng lúa, trồng cây ăn trái bằng việc xây dựng nhà máy sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nhanh chóng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Với suy nghĩ như vậy nên, chỉ trong thời gian ngắn đồng bằng sông Cửu Long đã có 130 khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp này lại rất thấp, phần lớn các khu công nghiệp này chỉ có tỷ lệ lấp đấy khoảng 35 - 40% thậm chí có khu chỉ mới sử dụng 5% diện tích đất. Thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm không như mong muốn nhưng vấn đề môi trường đã đến hồi báo động. Thật vậy, nước ven bờ sông Hậu đã bị ô nhiễm cấp độ 2, rạch Sang Trắng có mức ô nhiễm 7, riêng rạch Bò Ót (Phước Thới, Ô Môn) cũng đang đi vào nhóm ô nhiễm nặng với mức ô nhiễm 4 do nước thải từ khu công nghiệp và ao nuôi cá;…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo một số nhà quản lý tại địa phương khi tổng kết hoạt động các khu công nghiệp trong thời gian qua là sự phân bố các khu công nghiệp chưa cân đối, đồng đều; cơ cấu sản xuất, chức năng hoạt động của từng khu công nghiệp kém năng động, chưa có sức cạnh tranh, ít khai thác lợi thế kinh tế vùng; thiếu lao động lành nghề; thủ tục hành chính còn rườm rà; chất lượng dịch vụ đi kèm thiếu và yếu; kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp yếu kém; và cuối cùng là do, ít dự án thuê đất nên các khu công nghiệp đã không có điều kiện đầu tư và yêu cầu các doanh nghiệp thuê đất xử lý tốt các vấn đề môi trường;…Những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các khu công nghiệp cũng như các hậu quả mà nó gây ra đối với môi trường chứng tỏ rằng, đồng bằng sông Cửu Long ít thế mạnh về phát triển công nghiệp mà chủ yếu có lợi thế để phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Tuy nhiên đó là những lý thuyết kinh tế thuần tuý. Nếu nhìn rộng ra toàn cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ngoài những thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chúng ta đã biết thì những khó khăn tồn tại cũng rất lớn, đó là: Quy mô nông hộ bé, sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhỏ, manh mún (đất chật, người đông); Thị trường tiêu thụ nông sản xa, không ổn định; trình độ dân trí, lao động còn hạn chế; hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp còn thấp; cơ sở hạ tầng yếu kém… Trong bối cảnh như vậy, các nhà hoạch định chính sách ở đồng bằng sông Cửu Long không chủ trương đẩy mạnh, phát triển công nghiệp thì sẽ rất khó trong việc nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân và họ đã tìm đến cứu cánh là các khu công nghiệp. Như thế vòng luẩn quẩn lại xuất hiện.
Lợi thế cũng như khó khăn của đồng bằng sông Cửu Long cho thấy để phát triển bền vững, đồng bằng sông Cửu Long phát triển công nghiệp - dịch vụ nhưng không ảnh hưởng đến thế mạnh sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. Phát triển công nghiệp, dịch vụ đồng bằng sông Cửu Long để đáp ứng các nhiệm vụ:
- Rút bớt, duy trì dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10-12 triệu người (60% dân số toàn vùng.
- Xây dựng thị trường gần, ổn định cho tiêu thụ các loại nông sản đa dạng của vùng.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị nông sản.
- Phát triển mạnh công nghệ sinh học để tăng năng suất, chất lượng và phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao trình độ dân trí cho người nông dân.
Từ những yêu cầu có tính mâu thuẫn đó, mô hình phát triển phù hợp có thể sẽ là chia đồng bằng sông Cửu Long làm 2 khu vực: vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi chỉ tập trung phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái. Vùng đệm là vùng sát biển, cuối nguồn nước ngọt, sẽ phát triển công nghiệp và các dịch vụ đi kèm, nhưng thay vì phát triển các khu công nghiệp đơn giản như truyền thống tại đây, nên tập trung phát triển 2 đến 3 thành phố với quy mô dân số khoảng 2 - 3 triệu người/thành phố. Các thành phố này sẽ làm chức năng: “đưa thị trường” về đồng bằng sông Cửu Long; thu hút lao động; phát triển công nghiệp; phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học;… Để cân đối về khoảng cách với Thành phố Hồ Chí Minh, phù hợp với chiến lược kinh tế biển hiện nay và thực tế địa hình cũng như lịch sử phát triển thì trước mắt khu vực vùng đệm đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực sát biển của tỉnh Cà Mau, Kiên Giang. Vùng đệm cùng với Cần Thơ sẽ tạo nên một tam giác phát triển năng động và là động lực kinh tế cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năng lượng sẽ quyết định quyền lực trong trật tự thế giới mới  (25/04/2008)
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ VI  (24/04/2008)
Quán triệt quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.  (24/04/2008)
Mở ra những tiềm năng hợp tác mới  (24/04/2008)
Mở ra những tiềm năng hợp tác mới  (24/04/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên