Hội thảo khoa học: Chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Tham dự Hội thảo có GS,TS. Ngô Xuân Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn độ và Tây Nam Á; GS, TS Linda Yarr, Đại học Washington, Hoa Kỳ; cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước.
Với 22 bài tham luận, các đại biểu tham gia Hội thảo đã sôi nổi thảo luận nhiều khía cạnh về chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua và triển vọng thời gian tới, cụ thể tập trung vào một số vấn đề chính sau:
- Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực được Hoa Kỳ coi “có ý nghĩa sống còn đối với các lợi ích quốc gia”, đồng thời cũng là khu vực tiềm ẩn nhiều quyền lợi cũng như thách thức nhất đối với Hoa Kỳ bởi vị trí địa - chiến lược, địa - kinh tế, địa - chính trị của khu vực này. Trong chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á luôn gắn liền với lợi ích của Hoa Kỳ trên các phương diện chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại và chiếm vị trí quan trọng. Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự nóng lên của vấn đề Biển Đông, Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu trong chính sách “trở lại châu Á” của chính quyền B.Ô-ba-ma và ngày càng được Hoa Kỳ quan tâm. Song, trong các nước Đông Nam Á Hoa Kỳ lại đặc biệt quan tâm chú ý tới In-đô-nê-xi-a và Việt Nam bởi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương. Việc Việt Nam trở thành một nhân tố tích cực, có vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN sẽ tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ đạt được những mục tiêu tạo dựng vị thế, phát huy ảnh hưởng ở khu vực.
- Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, kể từ đó hai nước đã có những bước tiến đáng kể trên con đường hợp tác cùng có lợi theo tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Hai bên đã xây dựng được khuôn khổ quan hệ “đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trên cơ sở của khuôn khổ hợp tác đó, hai nước đã cùng nhau phát triển quan hệ nhiều mặt, thậm chí cả hợp tác để giải quyết những vấn đề bất đồng, cách biệt mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế.
- Thời gian qua quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Trên lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc với kim ngạch thương mại 2 chiều liên tục tăng, riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 13,5 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2012. Hoa Kỳ cũng nằm trong top các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, Hoa Kỳ coi phát triển giáo dục tại Việt Nam là một ưu tiên hàng đầu và khuyến khích trao đổi hợp tác giáo dục nhiều hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo. Vì thế, số lượng nghiên cứu sinh, sinh viên bậc đại học… của Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng, góp phần vào phát triển kinh tế Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Không chỉ trong 2 lĩnh vực trên, quan hệ hai nước còn được mở rộng trong lĩnh vực hợp tác khoa học kỹ thuật và môi trường như hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở vùng sông Mê Công; hợp tác giải quyết vấn đề chất độc đioxin; giảm thiểu suy thoái môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng sạch; phát triển công nghệ thân thiện môi trường…
Y tế được coi là lĩnh vực nhận được viện trợ nhiều nhất từ Hoa Kỳ, trong đó điểm sáng của sự hợp tác là giúp Việt Nam phòng và chống một số dịch bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, bệnh lao, sốt rét, dịch cúm gia cầm. Các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ đã góp phần không nhỏ trong sự hợp tác y tế của 2 nước.
- Tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng quan hệ của hai nước vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chưa cao do cơ cấu xuất khẩu thiên về hàng có giá trị gia tăng thấp; trong thương mại hai nước nhiều khi doanh nghiệp Việt còn gặp những rào cản thương mại không hợp lý; môi trường đầu tư của Việt Nam cần được cải thiện để hấp dẫn hơn; khả năng tiếp nhận trong hợp tác khoa học kỹ thuật của Việt Nam vẫn thấp bởi năng lực, trình độ yếu kém;…
- Các đại biểu đều nhất trí cần có những nỗ lực và ý chí quyết tâm cao mới tạo được sự đột phá trong quan hệ hai nước, đưa mối quan hệ toàn diện hiện nay trở nên thực sự có hiệu quả hơn. Muốn vậy cần sự cố gắng của cả hai bên, như phía Hoa Kỳ nên có thay đổi trong việc giải quyết những vấn đề tranh chấp, khác biệt; phía Việt Nam cần tăng cường cải cách theo hướng thị trường để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường.
Hội thảo là cơ hội quý báu để các học giả, nhà nghiên cứu nhìn lại quá trình hợp tác giữa hai nước, tìm ra những lợi ích chung làm cơ sở đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp trong thời gian tới./.
“Trang vàng của tình đoàn kết và hữu nghị”  (20/09/2013)
“Trang vàng của tình đoàn kết và hữu nghị”  (20/09/2013)
40 năm ngày Chủ tịch Fidel Castro thăm vùng giải phóng  (19/09/2013)
Tuyên bố chung về Đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch  (19/09/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Đan Mạch  (19/09/2013)
Tiếp tục Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (19/09/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên