Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường bảo đảm an toàn hạt nhân
Trong thông điệp gửi tới khóa họp lần thứ 57 Đại hội đồng IAEA, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh tới vai trò của cơ quan giám sát hạt nhân Liên hợp quốc trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân. Ông Ban Ki-moon nêu rõ, kể từ sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima số 1 (Nhật Bản) hồi tháng 3-2011, ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới và các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân cần “xem xét lại” các chính sách và tiêu chuẩn nhằm bảo đảm mức độ an toàn tối đa và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu rõ, trong một Hội thảo Quốc tế về năng lượng hạt nhân gần đây, nhiều quốc gia đã khẳng định tiếp tục coi năng lượng hạt nhân là một yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển năng lượng. Qua đó, người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi, bên cạnh việc thừa nhận tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân, cộng đồng quốc tế cần nhận thức rõ trách nhiệm cụ thể liên quan tới vấn đề sử dụng nguồn năng lượng này. “Lịch sử cho thấy, những vụ tai nạn hạt nhân không bị bó hẹp trong phạm vi một biên giới cụ thể. An toàn hạt nhân phải được tiếp tục thúc đẩy một cách hiệu quả… Kế hoạch hành động về an toàn hạt nhân mà IAEA đã đưa ra chính là nền tảng trung tâm để kêu gọi các nước tích cực hưởng ứng và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân ngày càng được quy định ở mức độ khắt khe hơn”, thông điệp của ông Ban Ki-moon nhấn mạnh.
Tổng thư ký Ban Ki-moon tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về những nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Từ đó, kêu gọi CHDCND Triều Tiên tuân thủ các cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân một cách có thể xác minh, đồng thời hối thúc Iran thực thi đầy đủ các cam kết nhằm tăng cường minh bạch của chương trình hạt nhân mà nước Cộng hòa Hồi giáo này đang theo đuổi.
Ông Ban Ki-moon nêu rõ, trong suốt những năm qua, cộng đồng quốc tế đã thu được nhiều kết quả tích cực trong việc tăng cường an ninh hạt nhân, song vẫn còn rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện trước mắt. Những mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố vẫn tiếp tục ám ảnh an ninh toàn cầu. Các hội nghị về an ninh hạt nhân trên thế giới đã đóng góp vai trò và tiếng nói quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiên liệu hạt nhân rơi vào tay của các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, những tiến triển trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân vẫn cần được duy trì và phát triển tại tất cả các quốc gia. Qua đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano và ban lãnh đạo IAEA, đồng thời hy vọng các cơ chế hợp tác giữa IAEA và Ban thư ký Liên hợp quốc sẽ tiếp tục được củng cố trong thời gian tới nhằm đạt được một mục tiêu chung “vì một thế giới không vũ khí hạt nhân”.
Khóa họp thường niên lần thứ 57 Đại hội đồng IAEA diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20-9 với trọng tâm là các vấn đề an ninh hạt nhân, phát triển năng lượng nguyên tử, các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử. Dự kiến, Khóa họp lần thứ 57 sẽ phê chuẩn gia hạn nhiệm kỳ Tổng Giám đốc IAEA của ông Yukiya Amano thêm 4 năm nữa. Ngày 16-7, ông Amano đã có bài phát biểu quan trọng tại khóa họp thường niên Đại hội đồng IAEA, trong đó đề ra các định hướng phát triển chính cho cơ quan này trong thời gian tới./.
Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc  (17/09/2013)
Điện thăm hỏi của Thủ tướng Lào  (17/09/2013)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 203 Cộng hòa Chi-lê  (17/09/2013)
Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba họp lần thứ 31  (17/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển