Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc
Đại sứ cho biết như vậy ngày 16-9 khi trả lời phỏng vấn TTXVN nhân bế mạc khóa họp lần thứ 67 Đại Hội đồng Liên hợp quốc và chuẩn bị khai mạc khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Theo Đại sứ Lê Hoài Trung, khóa họp vừa qua của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc tranh chấp, xung đột tại một số khu vực vẫn chưa được giải quyết, thậm chí ở nhiều khu vực đã có thêm những diễn biến căng thẳng mới, nhất là ở vùng Trung Đông - Bắc Phi...
Trước thực trạng ấy, Đại hội đồng khóa vừa rồi đã tập trung thảo luận và đạt được một số thỏa thuận về bảo đảm an ninh khu vực, nhất là ở châu Phi, thỏa thuận về đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, và tiếp tục thực hiện chương trình cải tổ Liên hợp quốc.
Ngoài ra, Đại hội đồng khóa 67 đã có những chuẩn bị rất chu đáo, cụ thể cho chương trình phát triển sau năm 2015...
Về chương trình nghị sự của khóa họp Đại hội đồng 68, kéo dài tới trung tuần tháng 9-2014, Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết sẽ có 174 đề mục được đưa ra thảo luận, với 5 cuộc họp cấp cao, trong đó có cuộc họp về giải giáp vũ khí hạt nhân.
Trong khóa họp tới, Đại hội đồng sẽ tập trung mọi nỗ lực để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế bằng cách giải quyết dứt điểm các vấn đề đang nổi cộm, kéo dài từ các khóa họp trước, cố gắng trong thời gian sớm nhất tìm được giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, đặc biệt là cuộc xung đột ở Syria, và ngăn chặn mọi nguy cơ phát sinh những điểm xung đột mới.
Ngoài ra, một chủ đề mang tính xuyên suốt, sẽ được khóa họp mới rất quan tâm, là lập chương trình nghị sự phát triển sau 2015, thời điểm chót của Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Đại sứ Lê Hoài Trung đặc biết nhấn mạnh việc các nhà lãnh đạo Liên hợp quốc và đông đảo các nước thành viên tiếp tục có những đánh giá rất tích cực về vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhiều sáng kiến của Việt Nam, trong đó có sáng kiến "Một Liên hợp quốc", nhằm nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động của tổ chức này tại tất cả các quốc gia thành viên, đang được áp dụng tại nhiều nơi, và sẽ còn tiếp tục được nhân rộng, hay những đề xuất của Việt Nam liên quan tới kế hoạch cải tổ Liên hợp quốc được nhiều quốc gia thành viên ghi nhận nhờ tính thực thi cao.
Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết các nhà lãnh đạo Liên hợp quốc hy vọng Việt Nam tiếp tục là thành viên chủ động, tích cực và có hiệu quả của tổ chức này, với những đóng góp thiết thực vào việc duy trì, củng cố hòa bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy quá trình phát triển vì sự thịnh vượng chung của nhân loại./.
Điện thăm hỏi của Thủ tướng Lào  (17/09/2013)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 203 Cộng hòa Chi-lê  (17/09/2013)
Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba họp lần thứ 31  (17/09/2013)
Hoạt động tham gia xây dựng và củng cố chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hướng sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (17/09/2013)
Chính sách an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta hiện nay  (17/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển